Pages

Thiền định lý thuyết 3


          6  B i ệ t  C ả n h  T â m  S ở

                                             Tầm / Tứ / Thắng Giải / Tinh Tấn / Hỉ / Dục


   * 6 Biệt Cảnh Tâm Sở gồm: Tầm / Tứ / Thắng Giải / Tinh Tấn / Hỉ / Dục.
   * 7 Biệt Hành Tâm Sở gồm: Xúc / Thọ / Tưởng / / Nhất Tâm / Mạng Căn / Tác Ý.
   * 5 Thiện Tâm Sắc Giới gồm: Tầm / Tứ / Nhất Tâm / Hỉ / Lạc.

Trong 8 Thiện Dị Thục Tâm cũng có Tâm: Hỉ / Lạc.

Tại sao một Tâm vừa thuộc chủng loại này vừa thuộc chủng loại khác? Tại sao một Tâm vừa là Tâm Vương, vừa là Tâm Sở? Việc này có thể làm cho quý độc giả cảm thấy khó khăn, lẫn lộn khi tìm hiểu Vi Diệu Pháp.

Câu trả lời :

CTR có đề cập trong những bài viết trước là một Tâm thuộc Vi Diệu Pháp, được xem giống như một nguyên tố hóa học. Do vậy nó có rất nhiều tính chất khi xem xét Tâm ở rất nhiều góc cạnh khác nhau.

Nếu xét ở góc cạnh tầm cỡ to nhỏ, thì Tâm này có thể thuộc về một loại Tâm lớn, nhưng đồng thời cũng có thể là Tâm nhỏ. Cũng một Tâm này, có thể hiện hữu ở Cảnh Sơ Thiền Hữu Sắc, nhưng cũng có thể hiện hữu ở Cảnh Thiền Vô Sắc, thí dụ Tâm Lạc. Cũng một Tâm này, vừa có thể là Thiện Tâm, Dị Thục Tâm, có nghĩa là Tâm này đưa chúng ta đến Luân Hồi Sanh Tử, nhưng Tâm này cũng có thể là Tâm Duy Tác, nếu biết cách sử dụng không có tác ý. Rất mong quý độc giả quan tâm tới giải thích nói trên.

Mặt khác, những yếu tố Tâm của Vi Diệu Pháp, không mang tính chất cứng nhắc, thiếu sự mềm dẻo. Một yếu tố Tâm của Vi Diệu Pháp, xét về tất cả các mặt, hết sức là mềm dẻo, đa dạng, phong phú. Mặt khác còn phải kể đến ý nghĩa mà tùy từng tác giả sử dụng, mỗi người sử dụng mang tính chất biểu tượng khác nhau. Chúng ta có thể so sánh với ngôn ngữ toán học, trường phái toán học, ký hiệu toán học. Mỗi khoa học gia lại sử dụng, khai thác ít nhiều theo luận lý của mình.


.·:*´¨¨`*:·..·:*´¨¨`*:·. 


ý  n g h ĩ a  6  B i ệ t  C ả n h  T â m  S ở


Tầm / Tứ / Thắng Giải / Tinh Tấn / Hỉ / Dục

 
Tầm: Đây là tâm sở quan trọng nhất của Sơ Thiền Hữu Sắc.
Tâm này có ý nghĩa đặc biệt là nó đàn áp các Tâm khác trên Đối Tượng.
Ở một vị thế khác nó còn có tên là Siêu Thế Đạo Tâm, Chánh Tư Duy.

Tứ: Tiếp tục đàn áp tâm trên đối tượng, như con ong bay xung quanh
một bông hoa. Tâm này trừ diệt tâm hoài nghi.

Thắng Giải: Là Tâm trên Đối Tượng, quyết định, lựa chọn như một quan tòa ra bản án.
Tinh Tấn: Cương quyết thực hiện, là trụ cột chống đỡ căn nhà.

Hỉ: Hoan hỉ, thích thú. Tâm Hỉ vừa ở trong khu vực của Thiện Tâm,
đồng thời cũng trong khu vực của Bất Thiện Tâm.
Đây là một kinh nghiệm mong quý độc giả ghi nhớ.

Dục: Ao ước, muốn làm. Tâm này hiện hữu ở 3 khu vực khác nhau
(Bất Thiện Tâm, Vô Nhân Tâm, Tịnh Quan Tâm). Xin giải thích như sau,
Tham Dục có thể là mong muốn những điều Bất Thiện, nhưng cũng có thể ham
muốn những điều không thiện, không ác, lại có thể ham muốn những điều chân chánh.
Rất mong quý độc giả làm quen với lối trình bày mang tính chất Vi Diệu Pháp này.

. . . . . . . . . 

Cách ứng dụng để quan sát các Tâm (6 Biệt Cảnh Tâm Sở):

Sau khi làm những thủ tục, những tiến trình của từng cá nhân.

Chúng ta tìm một đối tượng đã chọn lựa từ trước để chú tâm.
Chúng ta nhắm mắt, ngồi bất động hoặc nằm, chúng ta tưởng tượng,
hình dung là mình nhìn từ luân xa Ajna ra phía đằng trước, cố gắng tìm thấy
hình ảnh đối tượng mình muốn quán tưởng, trong một thời gian mau nhất,
hình ảnh rõ nét nhất, và duy trì thời gian lâu nhất.

Công việc này là một tiến trình tâm lý, gọi là: Tầm, Tứ … Chúng ta liên tiếp
làm công việc này và cố nhớ trong công việc này có tất cả 35 Tâm Sở kèm theo.
Ngoài 7 Biến Hành Tâm Sở chúng ta đã học và ứng dụng,
thì nay chúng ta có thêm 6 Biệt Cảnh Tâm Sở.

. . . . . . . . .

Cách Quán Tưởng với 6 Tâm mới

Tầm: Tôi đang cố gắng để tìm ra Đối Tượng Quán Tưởng.
Tôi nghĩ đây là một Tâm quan trọng trong Thiền Định,
Tâm này đàn áp các Tâm khác, Tâm này gọi là Tầm. 

Tứ: Tôi tiếp tục đưa Tâm liên tục lên Đối Tượng.
Tôi biết rằng đây là Tâm Tứ, tôi biết là tôi lựa chọn,
tôi đang quyết định chọn Đối Tượng nói trên …
Chúng ta tiếp tục làm với những Tâm khác.

. . . . . . . . .

Sự hữu ích của cách tập này

* Chúng ta hiểu rõ về tất cả các loại Tâm mà chúng ta đang sử dụng để tu Thiền Định, 
* Chúng ta hiểu rõ công việc làm của mình chứ không phải là mù quáng. 
* Nhờ việc quán sát các Tâm Sở, ta tự tin kỹ thuật Thiền Định mà mình đang thực hành.

 .·:*´¨¨`*:·..·:*´¨¨`*:·.


Như nhóm CTR đã nhiều lần trình bày, thao tác này vô hình chung làm người tu Thiền Định phải chú ý tới quá nhiều Đối Tượng. Nó làm cho các giác quan, các khả năng tinh thần bị quá tải. Chúng ta Chú Tâm vào công việc này mạnh mẽ và liên tục, không khác gì một kịch bản dạng Man đa la (Mandala) mà các tu sĩ Tây Tạng thường sử dụng. Theo chủ quan của CTR, nếu quý độc giả nào đó có hứng thú với kỹ thuật này, thì việc Định Tâm có thể nằm trong tầm tay.

Mặt khác, thao tác này còn làm cho quý độc giả dần dần sở đắc được những kiến thức VDP. Đồng thời, nó có thể giúp phát hiện thêm những hiểu biết mới về những tài liệu mang tính chất huyền thoại do chứa đựng đầy rẫy những bí ẩn, thách thức trí tuệ con người qua nhiều thế kỷ. 




1 comments:

Kính thưa quí vị CTR cùng toàn quí độc giả khắp nơi trên thế giới,

Qua những bài viết gần đây, đặc biệt loạt bài về "Mandala Tây Tạng" cùng những trao đổi với độc giả, nay lại thêm bài: " Ấn Chú & Công Năng ", đã khơi cho tôi một kỷ niệm khó quên của gần một thập niên về trước trong một chuyến viếng thăm Đà Lạt, và thật ngẫu nhiên trong chuyến này tôi lại có duyên để vấn Pháp và gặp vị đã viết lại những bài này. Đây là cuộc gặp gỡ đã gây ấn tượng mạnh mẽ và thú vị nhất trong cuộc đời tu tập và đã tạo ảnh hưởng thật lớn trong phần còn lại của đời tôi.

Đến này tôi vẫn nhớ rõ trong gần một ngày, vị này đã truyền cho tôi thật nhiều thứ nhưng bài Pháp chính của hôm ấy lại đúng là bài Pháp Quán Tưởng: "Mandala Tây Tạng". Sau đó trở về lại Saigon, tôi đã thực hành đúng chính xác như đã được hướng dẫn trong suốt gần nửa năm trời ròng rã và điều tiếc là khi vừa đạt được đến giai đoạn 3, thì vì hoàn cảnh nên phải ngưng tập cho đến nay. Xin phép được chia sẻ như sau:

Viết đến đây thì tôi không biết post lên toàn bài thế nào nên đã gởi toàn bài đến địa chỉ: vidieuphapctr@gmail.com

Nếu quí vị thấy tiện, xin post lên để chúng ta cùng chia sẻ.
Thành thật cảm ơn quí vị

nameless


Đăng nhận xét