Pages

Thiền Định lý thuyết 2

              
               ứ n g d ụ n g 7 b i ế n h à n h t â m s ở
                                                                        t r o n g  t h i ề n  đ ị n h

 

Trước khi tiếp cận về phần "Thiền Định lý thuyết 2" CTR xin trao đổi cùng quý độc giả vài nét chung chung về vấn đề Thiền Định. Nói theo ngôn từ của Phật Giáo thì số lượng các trường phái Phật Giáo ngày hôm nay còn nhiều hơn lá trong rừng. Chùa chiền mọc lên như nấm sau mưa, nhưng thực tế chúng ta thấy, hình như ít người tu đạt được kết quả (hay là có thể có những kết quả mà chúng ta không được biết).

Về tài liệu tu tập thì ngay cả các trường phái cùng là Phật Giáo Nguyên Thủy, cũng sử dụng những loại tài liệu khác nhau.

Có rất nhiều tài liệu gọi là Vi Diệu Pháp. Điều rắc rối là trong một tài liệu Vi Diệu Pháp, thì cũng có đầy dẫy những mâu thuẫn đến mức vô lý, không thể hiểu được. Người dịch sách thì có sao họ cứ dịch như vậy. Do đó, có rất nhiều câu, nhiều chữ, nhiều phần bị trùng lấp, đối nghịch. Điều này làm cho người xem vô cùng mất thời gian, thậm chí là không thể hiểu được … Những Tôn Giáo khác thông thường họ chỉ có một vài tài liệu chứ không thiên kinh vạn quyển như Phật Giáo, do đó khi làm công việc khảo cứu những tài liệu này, CTR cố gắng hết sức để gạn lọc. Hy vọng có thể cung cấp cho độc giả những tài liệu mang tính nhất quán và trung thực nhất. Dù rất nỗ lực nhưng đây chỉ là một hy vọng chứ không phải là một sự thật. Rất có thể CTR còn sai lầm rất nhiều vấn đề, và chưa chắc gì việc khảo cứu, sắp xếp, hệ thống hóa … đã đạt đến một mức độ đáng tin cậy nào đó.

Nếu quý độc giả có sử dụng những tài liệu của Vi Diệu Pháp để đối chiếu, thì quý độc giả sẽ thấy tính chất không thống nhất của các tài liệu. Mặt khác, quý độc giả cũng đừng quá âu lo khi đọc hoặc khảo cứu những tài liệu
Vi Diệu Pháp mà thấy mình hiểu rất ít hoặc chẳng hiểu gì cả.

Với kinh nghiệm nhiều năm làm công việc khảo cứu, CTR hy vọng đã vận dụng được một số ý tưởng cơ bản của Vi Diệu Pháp để ứng dụng vào thực tế hành Thiền.

Việc Định Tâm là một bài toán khó giải cho bất cứ ai là con người. Do đó, Vi Diệu Pháp có một hệ thống riêng của mình, để sắp xếp các loại Tâm của các Thực Thể. Cách chia này chúng ta không thấy trong khoa học hiện đại ngày hôm naỵ


     * Chia theo Cảnh Giới:
     1. Dục Giới
Tâm 
     2. Sắc Giới Tâm 
     3. Vô Sắc Giới Tâm 
     4. Siêu Thế Tâm
 

     * Chia theo Tính chất riêng:
     1. Bất Thiện Tâm
     2. Thiện Tâm
     3. Dị Thục Tâm
     4. Duy Tác Tâm

     * Chia theo Giá trị đạo đức:
     1. Bất Thiện Tâm
     2. Vô Nhân Tâm
     3. Tịnh Quan Tâm

     * Chia theo Tầm vóc Tâm:
     1. Tâm Vương
     2. Tâm Sở
  
     * Chia theo Mục đích Tái Sinh:
     1. Dị Thục Tâm
     2. Duy Tác Tâm

     * Chia theo Căn Nhân:
     1. Hữu Nhân
     2. Nhân
 
Rất có thể còn những cách chia khác, ở những tài liệu
Vi Diệu Pháp khác.

Những quý độc giả ít có kinh nghiệm về lý thuyết Phật Giáo, đặc biệt là về những tài liệu Vi Diệu Pháp sẽ cảm thấy bối rối mất phương hướng, khi thấy cách sắp xếp, chia chẻ các loại Tâm như trên. Lý do là vì có nhiều tài liệu Vi Diệu Pháp, mỗi cuốn lại do một luận sư viết ra, mỗi luận sư lại có những nhận xét, cách suy nghĩ, cách sắp xếp khác nhau.

CTR sẽ giải thích để quý độc giả làm quen với cách sắp xếp các loại Tâm như trên. Hiểu biết các loại Tâm là điều rất cần thiết, nếu quý độc giả có ý định đi trên con đường dài Thiền Định của truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy.

Sau đây CTR sẽ minh họa bức tranh tổng thể về vấn đề này.

Theo tài liệu Vi Diệu Pháp, một Thực Thể như con người chẳng hạn, có cấu tạo Tâm là vài trăm Tâm. Càng lùi lại nấc thang tiến hóa thì số lượng Tâm càng tăng lên và ngược lại.

Quý vị xem lại bảng chia Tâm nói trên, và cố gắng nhớ được những tư tưởng cơ bản.

Bây giờ lấy thí dụ một đơn vị Tâm
là: Tâm "Sân" (từ bình dân gọi là cáu giận), và chúng ta bắt đầu giải thích theo quan điểm Vi Diệu Pháp.

Tâm này xét ở tiêu chuẩn đạo đức, được sắp vào Bất Thiện Tâm, xét ở tiêu chuẩn Cảnh Giới, thì Tâm này chỉ hiện hữu ở cảnh Dục Giới (tất nhiên bao gồm cả cảnh Thiên Dục Giới), nhưng chắc chắn Tâm này không thể hiện hữu ở cảnh Sơ Thiền Hữu Sắc. Lý do là vì ở Sơ Thiền Hữu Sắc có một Tâm là khắc tinh, là đối nghịch và làm cho Tâm "Sân" triệt tiêu: Đó chính là Tâm "Tầm". Do đó nếu có ai cho là họ có trình độ Tam Thiền, Tứ Thiền gì đó mà còn có thể đánh nhau với con Rồng hoặc với các … vị Phật vì lý do nào đó, là hoàn toàn không có cơ sở.

Nếu xét ở góc cạnh Tái Sinh của Tâm
"Sân", thì chắc chắn Tái Sinh sẽ xảy ra. Xét ở căn Nhân, thì Tâm "Sân" là Hữu Nhân …

Nói một cách vắn tắt thì gần như bất cứ một Tâm nào đó, cũng có thể xét ở rất nhiều góc cạnh. CTR hy vọng lối chia chẻ này sẽ không quá phức tạp khó hiểu và tạo ra gánh nặng kiến thức dư thừa làm khổ tâm, khổ trí người tu Thiền Định. Nếu chúng ta lấy mục đích là sự Giải Thoát, là Niết Bàn, là khô cạn các Phiền Não … thì việc hiểu biết cặn kẽ các loại Tâm về tất cả các mặt, rất có lợi cho người tu Thiền Định.

Người tu Thiền Định theo truyền thống Phật Giáo, ở cảnh giới Sơ Thiền Hữu Sắc, thì Tâm Vương Sơ Thiền Hữu Sắc câu hữu với các Tâm Sở là: Tầm, Tứ, Nhất Tâm, Hỉ, Lạc, nhưng sự thật là sử dụng trên 30 đến 40 Tâm Sở. Nếu không hiểu rõ điều này; cụ thể là chấp vào thành quả của Thiền Định, thì tạo ra Thiền Thiện Tâm, đưa đến kết quả là: Thiền Thiện Dị Thục Tâm, có nghĩa là đưa đến Luân Hồi Sanh Tử. Nhưng nếu hiểu rõ cách sử dụng các Tâm này, hành Thiền với Tâm trạng Căn Nhân, Duy Tác, thì hệ quả hoàn toàn khác. Rõ ràng rằng cùng tu Thiền Định, nhưng nhờ có kiến thức
Vi Diệu Pháp nên đã tránh được một hệ quả, mà hầu hết người ta vô tình đều mắc phải. Việc hiểu rõ các yếu tố Tâm, tuy vất vả thật, nhưng hệ quả cũng rất xứng đáng.

Sau khi chúng ta có những khái niệm tối thiểu, về cái lợi cái hại của việc hiểu biết các Tâm trong Vi Diệu Pháp, CTR sẽ bắt đầu trình bày khoảng trên 30 Tâm Sở khi chúng ta tu Sơ Thiền Hữu Sắc.
 

.·:*´¨¨`*:·..·:*´¨¨`*:·.

T â m  S ở  l à  g ì ?
  
là những Tâm nhỏ, có 4 đặc tính sau đây cùng với Tâm Vương.
 

Cùng Sanh với Tâm Vương.
Cùng Diệt với Tâm Vương.
Cùng một Đối Tượng với Tâm Vương.
Cùng Căn với Tâm Vương.
 
Trước nhất, CTR xin trình bày 7 Biến Hành Tâm Sở:
Xúc / Thọ / Tưởng / / Nhất Tâm / Mạng Căn / Tác Ý

. . . . . . . . .
 
ý  n g h ĩ a  c ủ a  t ừ n g  t ừ  n g ữ
 
Xúc: tiếp cận, chạm đến đối tượng. Đối tượng có thể là tinh thần hay vật chất. Nó là yếu tố đầu tiên khi chúng ta tiếp cận với đối tượng bằng các giác quan bình thường. Theo khoa học thì việc nhìn thấy Mặt Trăng là do các quang tử (Photon) của Mặt Trăng đụng chạm vào con mắt chúng ta. Do đó, người ta sắp xếp xúc là yếu tố đầu tiên.

Thọ: sau khi tiếp xúc với một đối tượng tinh thần hoặc vật chất, thì chúng ta nhận lãnh, Thọ lãnh một cảm giác nào đó, thí dụ: chúng ta Thọ nhận cảm tưởng ánh sáng Mặt Trăng là đẹp, Thọ này gọi là "Thọ Lạc". Tiếp cận với một cảnh tai nạn xe khủng khiếp, chúng ta "Thọ Khổ".

Tưởng: ở đây là nhận biết đối tượng.
: là suy nghĩ về đối tượng, định đoạt các hành động sau này.
Nhất Tâm: chú ý trên một đối tượng.
 Mạng Căn: nuôi dưỡng đối tượng.
Tác ý: là đưa Tâm đến đối tượng, cũng như một người lái con thuyền,
đưa con thuyền tới đích.

. . . . . . . . .

Cách sử dụng 7 Biến Hành Tâm Sở khi Thiền Định:

Khi quý độc giả ít nhiều đã Định Tâm,

hãy chú Tâm để quán sát từng Tâm một của 7 Tâm Sở nói trên.



Khi chúng ta Quán Tưởng Mặt Trăng chẳng hạn, Tâm này gọi là Tâm "Tầm".
Nó có nghĩa là tìm kiếm, đụng chạm tới Đối Tượng là Mặt Trăng. Sau đó,
chúng ta cảm nhận được tình cảm phát sinh khi Quán được hình ảnh Mặt Trăng.
Tâm này gọi là "Thọ" … Quý độc giả cứ tiếp tục như vậy với 30 – 40 Tâm Sở.
Bộ não chúng ta sẽ trở nên quá tải với cách thức này và có thể đưa chúng ta Nhập Định. 

.·:*´¨¨`*:·..·:*´¨¨`*:·.

Như phần trước CTR có trình bày, việc Quán Sát các Tâm Sở này rất là có lợi cho người tu Thiền Định. Vì chúng ta phải chú Tâm vào quá nhiều vấn đề, liên tục không đứt quãng. Chủ đích chúng ta là tu Định, thì bây giờ có quá nhiều đối tượng để tu Định. Việc tìm hiểu ý nghĩa của nhiều loại Tâm Sở, vô tình chúng ta đang tạo ra một loại tu quán. Không những vậy, chúng ta còn có thể phát hiện ra nhiều Tâm khác mà sách vở chưa nhắc tới. Mặt khác, chúng ta biết ngăn chặn những Tâm không thích hợp, những Bất Thiện Tâm lén lút xuất hiện trong lúc chúng ta tu Thiền Định.

Căn cứ vào kinh nghiệm của các Lạt Ma Tây Tạng, thì việc quán xét trên 30 Tâm Sở, trở thành một dạng Đàn Pháp. Cách này có thể làm cho ai cũng Nhập Định được, không cần thiết phải có tư chất thông minh.

CTR lạc quan tin tưởng rằng, với cách tập này nhiều quý vị sẽ thành công.

Trong bài viết tới CTR sẽ tiếp tục trình bày những Tâm Sở còn lại.

Kính chúc quý độc giả được nhiều may mắn.




11 comments:

Bài này tương đối khó

Tác giả cần chúng ta nhớ đến các loại Tâm.

Như vậy theo Hoa Đồng Nội thấy trong bài có 5 đoạn nói về Tâm, và đoạn cuối cùng (đoạn thứ 6) nói về Căn Nhân.

6 đoạn này Tác giả nhắc tới bao gồm tổng cộng là: 12 tên các loại Tâm; 2 căn Nhân. Có những loại Tâm được lặp lại, nên trong 6 đoạn có nói đến tổng cộng là 17 loại, nhưng thực chất chỉ có tên của 12 loại Tâm và 2 Căn Nhân. Ví như “Bất thiện Tâm” trong phần “ Tính chất riêng” cũng được lặp lại ở phần “ Giá trị đạo đức”; hoặc hai cụm từ “ Dị Thục Tâm” và “Duy tác Tâm” ở phần “Tính chất riêng” cũng được lặp lại ở phần “ Mục đích tái sinh”. ( Cụm từ “Mục đích tái sanh” này Tác giả nên đổi là “ Nguyên nhân tái sanh” thì đúng hơn. Vì tái sanh không phải là mục đích của Người tu hành, mục đích của Người tu hành là hướng đến sự giải thoát.)


Khi đọc những cụm từ về Tâm nói trên, em không hiểu những loại Tâm mang tính Thuật ngữ ( hay nói cách khác là từ chuyên ngành này) nói về cái gì; ý nghĩa của nó ra làm sao.
Em nghĩ sẽ có nhiều Độc giả có chung những thắc mắc như em. Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu và sưu tầm được một số kiến thức về những thuật ngữ này, em xin mạn phép Tác giả để bổ xung thêm cho Bà con. Nhưng những phần em tìm hiểu được và trình bày ở đây vẫn còn thiếu rất nhiều. Nếu nói hết chi tiết và phân tích các loại Tâm thì có phải đến hàng chục trang giấy. Vì vậy, em chỉ tóm tắt sơ lược để cho Bà con hiểu những loại Tâm này mang tính chất như thế nào mà thôi.

Em chỉ biết đến đâu nói đến đó, nếu có sơ xuất nào, xin Tác giả và Bà con rộng lòng lượng thứ.

Để biết được nhiều hơn về các cảnh giới. Ví dụ như cảnh dục giới; sắc giới; vô sắc giới mà Tác giả đã nói đến phần Tâm ở các cảnh giới này, xin Bà con tìm đọc cuốn sách “Đức Phật và Phật Pháp” của Đại Đức Narada. Cuốn sách này cho chúng ta những thông tin tương đối đầy đủ về các cảnh giới. Ngoài ra cuốn sách này cũng nói về phần nghiệp lực và Nhân – Quả, và rất nhiều phần kiến thức khác.

Nếu hiểu được phần: Dục giới; Sắc giới; Vô sắc giới… thì chúng ta sẽ hiều thế nào là : Dục giới Tâm, Sắc giới Tâm, vô Sắc giới Tâm mà Tác giả đã nói đến trong bài “Thiền định lý thuyết 2” này.

Như vậy những loại Tâm vừa nói đến ở mấy dòng trên, em không cần giải thích nữa, em sẽ nhờ cuốn “ Đức Phật và Phật Pháp” mang lại kiến thức cho Bà con.

Vậy

1. “Bất thiện Tâm” là gì?

Là Tâm tham, sân, si.

2. Thiện Tâm là gì?

Là Tâm vô tham, vô sân, vô si.

Hai loại Tâm là Bất thiện Tâm và Thiện Tâm đều là Tâm tạo nghiệp, thuộc về Nghiệp. Nếu thuộc về Nghiệp tức là dẫn đến kết quả là Luân hồi.

Vậy Nghiệp là gì? Nghiệp là Nhân và Quả của tất cả những hành động, những lời nói, những suy nghĩ ( hay nói cách khác là từ Thân, khẩu, ý) của chúng ta tạo ra từ vô số các kiếp trước đến kiếp này của chúng ta.

3. “Dị thục Tâm” là gì?

Là kết quả của Bất Thiện Tâm và Thiện Tâm. Dị thục Tâm là sự kết hợp của tất cả các nghiệp nhân khi các nghiệp nhân này chín muồi và đến cơ duyên nó sẽ thành nghiệp quả. Và từ đó cho ta thấy “Dị thục Tâm” là Tâm luân hồi. Dị thục Tâm và Nghiệp đều thuộc về Ý.

4. “Duy tác Tâm” là gì?

Duy tác Tâm là Tâm không còn luân hồi. Ví dụ Đức Phật và các vị A La Hán vẫn phải chịu các nghiệp quả mà họ đã tạo ra từ trong quá khứ đến lúc mạng chung. Nhưng do đã tu hành đến một kết quả là giải thoát, Họ không còn có cuộc sống tiếp theo ở những đời sau, nên những hành động của Họ không đưa đến những nghiệp quả của sự Luân hồi. Hay nói cách khác Tâm Duy tác chỉ có hành động chứ không có kết quả cho đời sau, không có kết quả của sự Luân hồi.

Có 8 loại Tâm thiện mà các Ngài không có, bởi vì không còn nghiệp mới tái tạo nữa. Khi hành động thiện không còn thì thay vì có Tâm Thiện (Kusala Cittas), các Ngài có tám Tâm Hành (Kriyā Cittas, cũng gọi là tâm Duy Tác) là những loại tâm không có năng lực tái tạo, không còn ở vòng Luân hồi.

Những người thường và những bậc Thánh ở ba tầng đầu: Tu Ðà Huờn, Tư Ðà Hàm, A Na Hàm không có loại Tâm này.


5. “Vô Nhân Tâm” là gì?

Vô Nhân Tâm bao gồm 18 yếu tố, đó là: 7 Bất thiện Tâm; 8 Thiện Tâm và 3 Tâm Duy tác ( như đã nói ở trên, Tâm Duy tác chỉ có hành động nhưng không có Nghiệp quả.)

Vì sao gọi là Vô Nhân Tâm?

Vì : Một Tâm yếu ớt không thể có một trong 6 yếu tố ( ý căn) : tham, sân, si, vô tham, vô sân, vô si.

6. “Tịnh quan Tâm” ( hay còn gọi là “Tịnh quang Tâm”) là gì?

Ngoại trừ Vô Nhân Tâm và Bất thiện Tâm, các Tâm khác còn lại là những Tâm “ Đẹp”. Những Tâm “Đẹp” này thuộc về Tịnh Quang Tâm ( hay nói cách khác là “ Tịnh hảo Tâm”).

Như vậy, những Tâm đẹp được gọi là Tịnh quang Tâm.

Được gọi là “Đẹp” hay cũng được dịch là Tịnh Quang, Tịnh Hảo vì Tâm này liên kết với những Thiện căn như bố thí (không tham), Tâm từ (không sân giận), Tri kiến ( trí minh mẫn sáng suốt, hợp lý đối nghịch với si mê, cuống si hay ảo kiến) và tạo nên những đức tánh tốt.

Theo em tìm hiểu và nghiên cứu tư liệu thì có 59 hoặc 91Tịnh Quang Tâm, bao gồm:

24 Dục giới Tịnh Quang Tâm ( Tịnh Quang Tâm thuộc Dục giới)
15 Sắc giới Tịnh Quang Tâm
12 Vô sắc giới Tịnh Quang Tâm
8 Siêu thế giới Tịnh Quang Tâm

Tổng cộng trên đây là 59 Tịnh Quang Tâm.

Khi tâm Siêu Thế (Lokuttara Citta) được phát triển xuyên qua một trong năm tầng Thiền Thiện Sắc Giới (Kusala Rūpa Jhāna) thì có tất cả bốn mươi (8 x 5 = 40) loại tâm Siêu Thế.

Như vậy nếu lấy các con số trên cộng lại thì sẽ thành 91 Tịnh Quang Tâm:
24 + 15 +12 + 40 = 91.

7. “Tâm Vương” là gì?

Có những loại Tâm Vương khác nhau sau đây:
1 – Tâm “Đẹp” thuộc dục giới – Cũng có thể gọi là Tịnh Quang Tâm
2 – Tâm thuộc Sắc giới.
3 – Tâm thuộc vô Sắc giới
4 – Tâm Siêu Thế.

8. “Tâm Sở” là gì?

Tâm Sở là những yếu tố phụ thuộc vào Tâm, gắn liền với một nhận thức (sa. vijñāna) – nhận thức đây cũng được gọi là Tâm Vương (sa. cittarāja), là hoạt động tâm thức chủ yếu – đang sinh khởi và khởi lên đồng thời với nhận thức đó. Các Tâm sở là tất cả những tâm trạng, cảm xúc mà ai cũng tự biết từ chính mình – đó là phần tâm lí của Con Người. còn được gọi là “Tâm Sở hữu Pháp”.


Thưa Bà con!

Vì Hoa Đồng Nội chưa tìm được tư liệu về Căn Nhân nên em chỉ nói đến đây.

Em mong rằng những điều em trình bày ra trên này sẽ mang lại chút hữu ích cho Bà con.

Chúc Bà con vui vẻ, hạnh phúc và an lạc

Hoa Đồng Nội

Thưa Tác giả!

Hoa Đồng Nội mong rằng ở những bài sau, nếu có những Thuật ngữ (hay từ chuyên ngành khác tương tự), xin Tác giả hãy trình bày, giải thích cặn kẽ và chi tiết hơn để Bà con – từ những người có nhiều kiến thức ( hiểu được những điều Tác giả nói đến, hay hiểu được tất cả các thuật ngữ) đến những người ít kiến thức như em – xem đều có thể hiểu được.

Xin cảm ơn Tác giả!


Xin chào CTR!
Chào Tác giả!
Và em xin kính chào Quý vị Độc giả!

Em là “ Rừng Thông Đà Lạt”. Em rất yêu màu xanh! Em yêu những rừng Thông – những cây Thông có sức sống mãnh liệt, ngay cả mùa Thu cũng không bị vàng và rụng lá. Đà lạt không có mùa Thu, chỉ có chút không khí se se lạnh cùng những làn gió thổi nhẹ nhàng. Đà lạt gần như có 4 mùa trong một ngày: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Rừng Thông Đà Lạt thật là thơ mộng, dịu dàng với màu xanh thật là mát mắt!

Những ai chưa từng đến Đà Lạt, hoặc là cả những người đã từng bước chân tới nơi này, xin hãy chọn Đà Lạt là điểm đến để cùng em đồng cảm nhận và chia sẻ những cảm xúc giống như em nhé!

Em yêu thiên nhiên, yêu cỏ cây, hoa, lá! Nhưng em còn yêu việc Tu hành và Thiền Định hơn tất cả. Đối với em, những bài viết lý thuyết như thế này cũng thật là khó nếu không có những sự giải thích chi tiết. Những bài viết như thế này là cả một kho tàng kiến thức mà em chưa được tìm hiểu. Nó giống như là một cuốn sách mà em cũng mong rằng Tác giả hãy là một người Thầy giáo giảng giải chi tiết và phân tích cho chúng em.

Xin cảm ơn Tác giả!

Em cũng giống như chị Hoa Đồng Nội, em yêu Bà con!

Và em cũng…yêu “Ai?”! Yêu “Ai?” rộn ràng, yêu “Ai?” nồng nàn, yêu “Ai?” chứa chan!...

Thưa Bà con!

Dòng trên đây là lời của một bài hát đó ạ. Em “cải tạo” nó đi một tý cho cuộc sống này thêm nhiều cảm xúc đẹp, thêm vui mà thôi.

Từ “ Ai” này có thể là tất cả Bà con cô bác – những người mà em yêu, hay cũng có thể là người em thương, và có thể là cả Thiên nhiên cỏ cây, hoa lá được em nhân cách hóa chúng lên đấy ạ.

Bà con ơi!

Em cũng chúc Bà con vui trong cuộc sống, yêu bản thân mình, và hãy cùng em yêu cả những sắc màu thiên nhiên của cuộc sống xung quanh ta nhé!

Tạm biệt Bà con!

Con xin chấp tay Đảnh Lễ Thầy Hoa Đồng Nội!
Thầy ơi làm ơn giải thích dùm con 4 chữ này luôn ah!
Tri Kiến và Thực Chứng là gì ah?
Con cám ơn Thầy Hoa Đồng Nội ah!

Chào cô Rừng thông Đà Lạt

Đọc bài ca ngợi thiên nhiên Đà Lạt và tình yêu "AI" đó của cô làm cho em chạnh lòng. Chẳng giấu gì cô ngày trước em cũng có một mối tình rất đẹp trên xứ hoa đào này, nhưng người yêu của em đã "sang ngang sang dọc" rồi. Dù ở Đà lạt nhưng trong đầu em bây giờ chỉ nhớ mỗi bản nhạc "Thành Phố buồn" thôi cô à:
Thành phố buồn lắm tơ vương cơn gió chiều lạnh buốt tâm hồn
Và con đường ngày xưa lá đổ, Giờ không anh sỏi đá u buồn
Giờ không anh hoang vắng phố phường
Tiếng chuông chiều chậm chậm thê lương
Tiễn đưa người quên núi đồi, ... quên cả tình yêu

Em sống còn được đến ngày nay là nhờ tình cờ lọt vô cái trang CTR blog này đó cô. Tam Tiểu Thư có nói ở đâu đó là "Tâm tạo tác tất cả", thế nên "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Em kể cô nghe có lần đang tập thiền định, bỗng thấy đầu óc vắng lặng "quên núi đồi ...quên cả tình yêu". Ông nhạc sĩ này đúng là có con mắt thứ ba cô nhỉ.
Em viết vài dòng chia sẻ vì cô nói cô yêu thiền định. Hy vọng cô chia sẻ cùng em kinh nghiệm thiền định của cô lúc đang yêu xem nó có khác với "tình buồn" của em không nha cô.

Đà Lạt mộng mơ

Chào Dzợ Thằng Đậu!

Trời ơi! Không biết có phải là Dzợ Thằng Đậu đang chêu chọc em không vậy? Ngượng quá đi mất!

Dzợ Thằng Đậu mà trêu đùa em như thế là tổn thọ của em rồi đó nhé! Không những tổn thọ mà còn tổn Phước nữa kìa.

Mà em cũng chẳng biết xưng hô thế nào nữa, chẳng biết là phải gọi Dzợ Thằng Đậu là anh hay là chị nữa. Lần sau mà có nói chuyện với em xin hãy giới thiệu giới tính cho em với nha.

Như Dzợ TĐ cũng biết đấy, em cũng chỉ giống như các anh các chị thôi, em cũng chẳng hiểu gì nhiều.

Những bài viết như thế này của CTR đối với em là những gì quá mới mẻ. Em gần như chẳng có chút kiến thức gì về những phần kiến thức với những thuật ngữ đó cả. Vì vậy, em mới nghiên cứu và tìm hiểu và biết thế nào nói ra như thế theo ý chủ quan của em mà thôi.

Vì vậy mà em mới nói là biết đến đâu, nói đến đó thôi à.

Những từ Dzợ Thằng Đậu vừa hỏi thì đối với em cũng là một thách thức. Vì nó cũng rất khó mà em không biết trả lời thế nào cho sát và chuẩn nhất với nghĩa của nó

Nhưng theo những gì em hiểu thì Những từ đó có ý nghĩa như sau:

1 – Tri kiến là gì?

Đây là từ mà có gốc từ tiếng Trung Quốc được dịch ra tiếng Việt: Tri kiến ( Zhi jian). Vì máy Vi tính của em không có phần cài đặt tiếng Trung nên em chỉ viết từ phiên âm tiếng Trung ra mà thôi.

Tri là Thức, là ý thức, là cái biết bằng ý thức.

Kiến là Thấy, là cái thấy qua giác quan – cụ thể là bằng con mắt.

Trong tiếng Trung Quốc, từ “Kiến” ở đây có bộ “ Mục”. Nếu ai biết tiếng Trung thì nhìn chữ này sẽ hiểu.

Trong tiếng Trung, từ kiến có bộ mục này khác với từ kiến trong từ kiến thiết.

Vì nó có bộ mục ( mục tức là mắt) nên từ kiến ở đây là Thấy.
Tri kiến cũng có thể gọi là kiến thức (knowledge)

Nhưng theo những gì em hiểu thì có lẽ Tri kiến chỉ là kiến thức mang tính tương đối mà thôi, nó không mang tính tuyệt đối. Vì tri kiến có những cấp độ ( level) khác nhau. Các bậc Thánh Nhân từ Quả vị Tu Đà Hườn – Tư Đà Hàm – A Na Hàm – A La Hán – cho đến Phật có những phần Tri kiến khác nhau, vì những kiến thức của Họ khác nhau nên cái Thấy khác nhau. Và đương nhiên Phật là Người có những phần kiến thức cao nhất.

Cũng như Vi Diệu Pháp CTR nói trong bài: Thiền Định thực hành 2, trong phần “Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta đạt được định tâm?”, có đoạn viết:

“Thật vậy, chúng ta không bao giờ tìm thấy hai cá thể, lại kể lại kinh nghiệm Thiền định giống y như nhau. Vì cấu tạo Tâm không ai giống ai cả, nên làm sao có Cảnh Giới giống nhau được.”

Như vậy, mỗi một người tu Thiền định đạt được kết quả khác nhau sẽ có phần Tri kiến khác nhau.

Theo em có đọc một cuốn sách nào đó thì Phật tức là giác ngộ, tức là hiểu biết. Biết những cái về thế gian và siêu thế gian. Ví dụ như nguyên nhân của sự Tái sinh (nguyên nhân của Luân hồi); luật Nhân Quả…

Từ Phật (Fuo) trong tiếng Trung thì có một bộ nhân đứng trước ( phía bên trái). Từ Phật này nói lên rằng Phật không phải là một Con Người ( hay nói cách khác không còn là một Con Người nữa thì đúng hơn)

Phật không còn là một Con Người nữa ( theo ý của từ “ Fuo” trong tiếng Trung mà em học được.) Vậy Phật là gì?

Em cũng không thể định nghĩa được. Nhưng theo cách em hiểu thì Phật là một Bậc giác ngộ với những cấu tạo Tâm và kiến thức (hay còn gọi là Thức) cũng như những khả năng - vượt lên trên phần Tâm, kiến thức và khả năng của Con Người. ( Đây chỉ là ý kiến chủ quan của cá nhân em).

Theo một số tư liệu em tìm hiểu thì Tri kiến là những suy nghĩ đúng, hay là minh mẫn, sáng suốt…

Vậy theo em rút ra thì Tri Kiến cũng là nhừng phần hiểu biết một cách chân chánh; phân giải, kiến giải một cách trí tuệ về tính chất chánh yếu và đích thực của Chân lý.

2. Thực chứng là gì?

Thực: Là sự thực (hay còn gọi là sự thật)

Chứng: Là bằng chứng, là tang chứng. Theo em, cũng có thể nói “chứng” là Thấy, là chứng kiến. Đó là những bằng chứng mà người tu hành thấy được qua sự định tâm của họ.

Thực chứng ở đây cũng chỉ mang tính chủ quan và tương đối. Nó không mang tính chất khách quan. Vì bản thân những người tu Thiền định cũng có những cái thấy, những kinh nghiệm họ trải qua khác nhau.

Ai tu chứng họ sẽ thấy những cái thấy chủ quan của họ, chứ không nhất thiết đồng đều họ đều thấy toàn bộ giống nhau.

Việc Thực chứng này cũng khó diễn tả. Cũng như nếu Dzợ Thằng Đậu chưa bao giờ ăn trái Sầu riêng mà nghe người khác kể lại thì chỉ biết rằng ăn trái Sầu riêng có vị này, vị kia thôi. Còn nếu Dzợ Thằng Đậu chưa ăn thì chưa biết vị nó thực chất như thế nào. Nhưng nếu anh/ chị ăn rồi thì sẽ biết thực sự vị nó ra sao.

Vậy theo em “Thực chứng” cũng là những bằng chứng mà người tu hành thấy ( hay chứng kiến) được qua những Cảnh giới khác nhau bằng những cấu tạo Tâm khác nhau.

Em cảm ơn Dzợ Thằng Đậu và chúc anh/chị những ngày cuối tuần vui vẻ!

Hoa Đồng Nội



Dzợ Thằng Đậu ơi, em đã viết nhầm phiên âm của chữ Phật rồi, xin lỗi anh/chị nghe!

Lâu quá rồi em không xem sách tiếng Trung và không đọc đến tiếng Trung nên em quên cả phiên âm của từ Phật (fo).

Như vậy, phiên âm của từ Phật là “fo” chứ không phải là “fuo”.

Về nhà em mới tra lại sách, xem lại thì mới biết là mình sai.

Em xin lỗi anh/chị cùng Quý vị Độc giả!

Xin chúc anh/chị và Quý Độc giả hạnh phúc, bình an và đạt được những điều mình mong muốn!

Một lần nữa xin lỗi và cảm ơn Dzợ Thằng Đậu cùng Quý vị Độc giả!

Hoa Đồng Nội

Thày Hoa Đồng Nội hay quá, không thua gì CTR

Chào chị Đà Lạt mộng mơ!

Nghe cái tên Đà Lạt mộng mơ của chị thì em nghĩ rằng bây giờ chị đã hết buồn rồi, đúng không chị? Em rất hy vọng là như vậy!

Chị ơi, chị đã có một mối tình rất đẹp ở xứ sở Hoa đào của chị, đúng không? Trong khi đang yêu, mà mình lại có những cảm xúc rất đẹp bên người yêu của mình thì chắc là những bông hoa Đào kia đẹp lắm! Em nghĩ rằng những ngày tháng ấy. xung quanh chị không chỉ có màu của hoa Đào mới đẹp, mà khi ấy, cả những ngọn cỏ, những đám rêu hay những cành cây trơ trụi, lèo tèo vài chiếc lá cũng đẹp và có hồn trong mắt chị, trong sự cảm nhận của chị, đúng không chị?!

Vì cũng như chị nói thôi, con người nhìn cảnh vật theo cảm xúc của mình khi vui hay khi buồn mà.

Em nghĩ rằng chị đã có một tình cảm rất sâu đậm đối với mối tình ấy nên những lời của bài hát kia mới mới ấn tượng với chị đến như vậy, vì nó đã phần nào nói lên tâm trạng của chị trong những tháng ngày đau buồn ấy.

Ông nhạc sĩ này chắc cũng là người đã trải nghiệm nhiều xúc cảm trong cuộc sống, phải không chị? Bản thân ông ta chắc cũng có những phút giây xáo động trong lòng, hoặc có những cái nhìn đồng cảm cùng với những người nào đó như chị, nên ông ấy mới viết ra được những lời bài hát mang nhiều tâm trạng cô đơn, nặng nề và giá buốt đến tê lòng như vậy.

Những từ “lạnh buốt tâm hồn” kia đã nói lên sự cô đơn, hẫng hụt, sót xa và buốt giá từ trong sâu thẳm nội tâm của con người.

Những con đường đã từng đi qua, có nhiều kỷ niệm đẹp của hai người lúc yêu nhau, giờ đây trở nên hoang vắng, quạnh hiu, vì người kia… đã ra đi. Và người còn lại với đầy những hoài cảm u buồn đến mức mà những cảnh vật xung quanh - cho dù là những vật vô tri, vô giác như sỏi đá ven đường dường như cũng có cùng tâm trạng.

Sự nặng nề của tâm tư người còn lại qua việc cảm nhận tiếng chuông chiều ‘thê lương” kia làm cho em có cảm giác người ấy đang lê những bước chân mang theo một nỗi lòng nặng trĩu những tâm tư đau buồn, tiếc nuối - khi nghĩ đến duyên kia đang thắm nồng đã tàn phai - qua sự phụ tình của người “quên núi đồi,.. quên cả tình yêu” ấy.


Như vậy thì em cũng phần nào hiểu được những cảm xúc và tâm trạng mà chị đã trải qua. Em rất muốn chia sẻ sự đồng cảm với chị!


Chị đã từng nghe câu “Có duyên mà không có phận” chưa? Có những cái duyên gặp nhau, yêu nhau rồi lại xa nhau mà không có “phận” được làm bạn đời của nhau.

Em hy vọng những sự hoài cảm và cảm xúc của chị về chuyện xa xưa ấy không còn nữa. Nhưng nếu như vẫn còn, thì điều đó cho thấy rằng chị là người thích sống nội tâm, khép lòng nhiều quá!

Trên cuộc đời này còn bao nhiêu điều tốt đẹp, bao nhiêu cơ hội xung quanh ta. Trên cuộc đời đâu chỉ có một mối tình duy nhất. Xin chị hãy mở rộng tấm lòng ra. Cả một bầu trời rộng lớn đang ở trước mặt chị.

Biết đâu vì những câu chuyện đó mà chị mới là một người biết đến Phật Pháp và tiến tu nhanh đến như vậy. Chị đã tìm thấy sự vắng lặng trong tâm rồi mà cảm giác đó em chỉ được nghe chứ chưa hề được trải nghiệm. Chị hỏi rằng em yêu thiền định thì kinh nghiệm thiền định của em như thế nào. Thưa chị, câu trên đã trả lời giúp em rồi đó.

Chị ơi, Đà Lạt của chị đẹp lắm!

Sáng mai khi thức dậy, chị hãy ngẩng mặt nhìn bầu trời rộng lớn. Hãy lắng nghe những âm thanh của cuộc sống và những màu sắc xung quanh. Hãy lắng nghe tiếng chim hót líu lo trên cành lá. Hãy ngắm nhìn những giọt sương trên ngọn cỏ. Hãy đi tìm màu nắng vàng sưởi ấm con tim. Hãy để cho ngọn gió kia vuốt ve làn tóc. Hãy để cho màu đỏ của hoa Hồng tô thắm đôi môi. Hãy để cho màu cánh hoa đào mơn trớn trên bầu má.

Chị ơi, chị hãy làm như vậy đi! Và nếu chị yêu thiên nhiên và mở rộng lòng với cuộc sống như vậy thì em tin rằng: Ánh trăng đang tỏa sáng trên trời kia cũng là gương mặt chị. Những vì sao khuya lấp lánh là ánh mắt của chị. Những bông hoa rạng rỡ kia là nụ cười của chị.

Nguyện chúc cho chị những ngày mới sống trong tràn ngập hào quang của Phật Pháp; tắm mình trong hạnh phúc ấm êm và bao nhiêu điều tốt đẹp nữa sẽ đến với chị!

Rừng Thông Đà Lạt

Đăng nhận xét