Pages

Cuộc họp báo (5): Tiêu Cục Xuyên Vân Kiếm Pháp



- Đại diện của Nhật báo Tiếng nói vô thinh: Hi Tam Tiểu Thư! Tui tên là Tư Thóc. Cho tui góp ý chuyện này. Tư Thóc tôi thấy khẩu hiệu: "CTRSự thật không che đậy!" làm thấy cũng muốn tỏ lộ vài thắc mắc. Bài viết của CTR thực sự hay, mặc dù cũng có một số bài cũng khó nhai, nhưng dầu sao thì nhai đi nhai lại cũng vẫn được. Chỉ riêng có một cái mà Tư Thóc tui nhai cả năm nay vẫn không nuốt nổi là cái khẩu hiệu: 

"Có một không hai, có hai chết liền". 
Tam tiểu Thư xem có cách nào chỉ Tư Thóc tui nuốt cho đừng nghẹn được không? Ðược vậy thì cảm tạ lắm lắm! Bảo trọng nghen.

- Đại diện của Giang Hồ Thiền Định: Cho tui nói theo Tư Thóc chút nhé. Tui đồng ý với ông Tư này 100%. Trang blog về Thiền Định mà sao CTR phô trương bản Ngã, xác định đẳng cấp quá zậy? Tự nhận những gì mình viết là có một không hai ... Nhân đây cho tui hỏi thêm, CTR là viết tắt của chữ gì? "Chạy Tới Rồi",
"Chạy Trốn Ra", "Chịu Thua Rồi", "Chết Tui Rồi" hay "Chết Tao Rồi" ...?

- Tam Tiểu Thư: Em xin kính chào quý cử tọa Tư Thóc,
quý Giang Hồ Thiền Định. Quý cử tọa có một quý danh hết sức là bình dân "Tư Thóc". Nghe danh xưng này có lẽ quý cử tọa là người còn nặng tình cảm của miền Nam. Em vô cùng trân trọng! Em xin thưa cùng quý cử tọa như sau:

1. Từ ngữ
"chết liền" là một câu nói cửa miệng của giới bình dân. Nó cũng giống như câu "hiểu chết liền", "biết chết liền", "xem xong không cười chết liền" đó. Trên blog của CTR ghi câu: "có hai chết liền", hàm ý một bảng chỉ đường, một tín hiệu, để nói lên tính chất dân dã, bình dân của trang blog này. Thật vậy, những người thượng lưu khoa bảng, giới trí thức, các hội nghị chính quy, các trang web Tôn Giáo chả ai xài câu này đâu quý vị. Kế đến là nội dung các bài viết chứa những điều tạp nhạp mà xưa nay không ai đề cập đến cả, nên CTR nói đó là "có một không hai"; chứ không có ý nói đó là hay nhất giỏi nhất. Còn CTR viết tắt từ chữ gì thì xin thưa: CTR là CTR thôi, không phải tên viết tắt của chạy tới chạy lui gì cả!

2. Tính chất
"Sự thật không che đậy" là bản chất của blog này. Bài trong trang blog chỉ trích dẫn từ cuốn Tạp Thư chứ không viện dẫn kinh này nói thế này, vị Phật kia nói thế khác hay những vị chức sắc bảo thế này thế nọ. Ở đây chỉ có những quý vị cử tọa như Tư Thóc nói thế này, Hoang Vu nói thế kia, Tâm Như nói thế nọ … Thật vậy, cử tọa Tâm Như là một trường hợp điển hình. Cô là người khai sơn phá thạch, là nguồn cảm hứng cho nhiều người. Với bài viết tự thuật, trung thực, táo bạo, xây dựng và trí tuệ; vị độc giả này chính là biểu tượng của tinh thần "Sự thật không che đậy". Chính điều này nói lên phần nào "Có một không hai có hai chết liền", vì chúng ta không thể tìm thấy điều tương tự trong những trang web khác.

Tam Tiểu Thư hy vọng với tinh thần "Sự thật không che đậy
", đây sẽ là một sân chơi, một nơi trao đổi, giao lưu, kết bạn, làm quen của những người bình dân, dân dã, như em và quý cử tọa có mặt hôm nay.

- Thucvan: @ Cuộc họp báo 2


"Nghe cử tọa cõi Tịnh Thổ trình bày, làm Thực Vấn lại có thắc mắc thế này: Giả như một Thực Thể đang ở cõi thấp nhất (Tứ Ðại Thiên Vương) của những cảnh Thiên Dục Giới, sau khi sống thụ hưởng sung túc trên cảnh giới này, nay Phước Báu đã cạn và chắc chắn sẽ rớt xuống cảnh người mà thôi. Trước đó Thực Thể này đã từng được hướng dẫn qua Vi Diệu Pháp cũng được dạy rằng:

" … các Cảnh Giới khác thì lại có tính đồng nhất hơn do thực lực về Tương Ưng Ðịnh Lực nên cấu tạo Tâm, cấu tạo Sắc, Nghiệp Lực phải bảo là tương đương nhau. Họ đến những Cảnh Giới đó vì định luật Tương Ưng"

Và rồi khi Thực Thể này sinh lại trong "Cảnh Người" thì quả thật những Thực Thể ở đây đều có cấu tạo giống nhau với 28 Sắc Pháp và vài trăm Tâm. Nhưng trên thực tế khi làm một bài toán sắc xuất thì sự kết hợp này lại trở nên vô số kể. Bằng chứng là với dân số trên 7 tỉ người nhưng có ai giống ai đâu? Họ chẳng những khác nhau mà còn khác nhau mọi mặt nữa? Vậy tôi phải hiểu câu trên là thế nào thưa Tam Tiểu Thư? Cảm tạ”


- Tam Tiểu Thư: Em xin kính chào
quý độc giả Thục Vấn! Trước nhất, em xin phép quý cử tọa cho phép em được trình bày nhận xét của mình về ý kiến của quý cử tọa.

Từ trước tới nay, em hiếm có cơ hội nào được gặp một
quý cử tọa có sự thích thú trong việc tìm hiểu về các tài liệu Luận của trường phái Phật Giáo. Bài viết của quý độc giả chứng tỏ quý độc giả đã có một sự hiểu biết, tiến lên từ phân tích, cho đến tổng hợp về những tư tưởng, có lẽ là cốt lõi nhất của những tài liệu Vi Diệu Pháp.

Ở đây em xin phép được nhắc lại những điều mà
quý độc giả đã biết rồi. Ðúng như quý độc giả đã nói, Thực Thể ở đây mang ý nghĩa Ðệ Nhất Nghĩa Ðế (Paramatthasacca) chứ không phải là Tục Ðế (Sammutisacca). Khái niệm này chỉ có ở trong các Luận của trường phái Phật Giáo Nguyên Thủy. Ðể minh họa cho dễ hiểu, em xin phép được đưa ra một ví dụ như sau:

Trong một lớp học, thì có bục, bảng, bàn ghế cho thầy và học sinh. Ngoài ra có hệ thống điện là đèn, quạt, máy lạnh, công tắc. Bây giờ chúng ta quy ước hai thành phần kể trên là A và B, và:

     A. Bao gồm bàn ghế, bục, bảng … 
     B. Hệ thống điện. 
Một trường học tất nhiên có nhiều lớp học, nhưng trang thiết bị số lượng bàn, số lượng ghế, số lượng bóng đèn trong các lớp sẽ khác nhau chứ không thể giống nhau tuyệt đối. Thế nhưng chúng ta vẫn gọi là lớp học 1, 2, 3 … 

Ðệ Nhất Nghĩa Ðế mang tính chất biểu tượng cao, phổ quát cao; do đó Thực Thể là một con người mang tính chất cao về biểu tượng và phổ quát, chi tiết có thể khác nhau ít nhiều về chất lượng, số lượng và cách bố trí … nhưng nói chung thì có cùng một mẫu số chung là sự thị hiện, là một con người. Chính vì lý do này, mà 60, 70 tỷ người đã từng sống trên trái đất hoàn toàn khác nhau về Sắc cũng như về Tâm. Tín hiệu thực tế nhất mà người ta sử dụng như một bằng cớ của sự khác nhau là dấu vân tay.

Những điều trình bày trên chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót. Em rất mong được quý cử tọa Thục Vấn chỉ bảo, để chúng ta cùng tiến bộ, cùng học hỏi.

Em xin phép đưa thêm một cách trình bày nữa để chúng ta cùng tham khảo về khái niệm Ðệ Nhất Nghĩa Ðế. Bộ môn sinh học cho biết, sinh vật nói chung đều có hiện tượng: Hấp thụ > chuyển hóa > bài tiết … Nói một cách tổng quát, những gì có hiện tượng nói trên người ta cho là có sự sống, là một sinh vật. Sinh vật ở đây, có thể là một con người, một cây cỏ, một con heo, một con vi trùng … Ðệ Nhất Nghĩa Ðế sử dụng từ ngữ Sinh Vật nói chung, hay Thực Thể, để mô tả những trạng thái đa dạng của sự sống như vừa kể trên. Em xin phép nhắc lại, Ðệ Nhất Nghĩa Ðế mang ít nhiều tính chất dạng đại số mà chúng ta học tại nhà trường. Nó là biểu tượng, mang tính chất biểu tượng cao, phổ quát cao.

- Hoangvu: @ Cuộc họp báo 1


"Good morning Chị Tam Tiểu Thư! May i have a cup of "Nescafé" with one sugar please! Doesn't matter it's white or black. Thanks chị Tam Tiểu Thư, hihihi ... Thấy chị "offer a cup to" huynh HHĐL làm em thèm. Chị Tam Tiểu Thư dễ thương, vui tánh quá lại nói được nhiều thứ tiếng nữa nên em cũng mạnh dạn góp phần.
 

Cám ơn chị đã cho em tham gia buổi họp báo (mắc cở wá) ... Xin phép cho em làm rõ và hỏi thêm một số vấn đề! Để khi nào có dịp tiện trả lời cho em nha? Em cũng tập Thiền hơn thập niên rồi, giờ em mới nhận ra những phương pháp em đã tu tập đều là của người Trung Hoa, thú thật là trong suốt thời gian này thì em cũng có sự an lạc và cũng rất nhiều lần trải nghiệm những trạng thái hụt hẫng nhưng khoảng cách từ lần này đến lần kế tiếp rất xa nhau lắm khi vài tháng, và cứ sau mỗi lần trải nghiệm này vì sự an lạc lạ kỳ của nó nên em lại có khuynh hướng đi tìm. Tiếc là hễ cứ càng tìm thì càng mất, rồi đến khi không tìm nữa thì nó lại lọt vào và cứ thế, em không biết hỏi ai, có hỏi thì cũng được trả lời ù ù cạc cạc rồi được lái sang chuyện khác để tránh câu hỏi v.v...
 

Cho đến khi em search được trang CTR blog này thì em say mê, đọc như ngấu nghiến, thấy lý thuyết nền tảng vững vàng, khoa học hiện đại với những ý niệm mà thú thật em chưa từng đọc được ở bất cứ sách vở nào. Và tất cả những điều này đã thuyết phục em, khuyến khích em dùng phương pháp mà CTR đề ra để thực tập ... Đề mục em đã tự chọn cho mình (chưa thấy ở đây, hôm nào em nhờ chị vẽ lại nhé hihihi ...)
 

Sau hơn nửa năm tập đều đặn thì em nhận thấy những kết quả như sau:
1. Đề mục của em xuất hiện ngày càng dễ, càng rõ (em cố nhớ lại từng chi tiết nhỏ của đề mục, màu sắc và vẽ ra trong trí tưởng tượng cùng âm thanh v.v... thường chỉ sau vài phút là em quên hết và khi đủ thư giãn thì đề mục xuất hiện).
 

2. Nếu hôm nào mọi việc trong cuộc sống xuôi thuận (sự trợ duyên), sức khỏe tốt (em tập thể dục đều đặn) thì y như rằng hôm đó lại càng dễ xuất hiện và điều thú vị là trạng thái hụt hẫng này không chỉ xảy ra một lần mà có thể cả 5 lần trong một thời Thiền (từ 45' - 60'). Hễ cứ mỗi lần rơi vào một trạng thái hụt hẫng như vậy thì em lại nhận thấy an lạc hơn, nhẹ nhàng hơn v.v...
Và trong những hôm được những trạng thái an lạc này thì em lại có nhiều lần nhìn thấy một số hình ảnh, nhưng chỉ là những hình ảnh rời rạc giống y như xem những "slide shows" vậy. Mặc dù Tâm em không mong cầu gì cả, cũng chẳng hiểu và chẳng biết phải làm sao chị ạ.
 

Câu hỏi của em:
1. Em phải và nên làm gì khi rơi vào những trạng thái kể trên? Và vì dùng phương pháp này nên có thể nói là em đạt được những trạng thái này dễ hơn và liên tục hơn xưa, chỉ cần chuẩn bị cho Tâm, tinh thần, sức khỏe, và sự thư giãn cần thiết v.v... Vậy có thể nói là em đã bắt đầu "Nhập Định" được không? (em vẫn chưa ăn chay trường) nhưng vẫn cố gắng để thực hiện việc này.

2. Em có nghe nhiều người kể sau một thời gian tu hành họ nhìn thấy tiền kiếp hoặc cả vị lai nữa, và điều làm em ngưỡng mộ nhất là họ thấy như xem một cuốn phim vậy. Lại cũng nghe có người kể là họ còn tắt mở "Thần Nhãn" này như ý và có khả năng xem những chương trình TV như CNN hoặc những giải bóng đá thế giới như ý chị ạ. Em biết mình tu "cà rịch cà tàng" nên cũng chẳng mong cầu gì. Chỉ có điều em không hiểu là phải tu bao lâu và tu ra sao để có được những khả năng như vậy?

Em tự nghĩ trên thực tế thì khi con người phát minh ra máy chụp ảnh (tĩnh) cho đến khi sáng chế ra máy quay phim (động) phải mất tới mấy trăm năm lận. Điều này cũng có nghĩa là một máy quay phim phải mạnh gấp nhiều lần máy chụp ảnh, phải không chị? Khi nào tiện chị giải thích và chỉ cho em cách tu tập chị nhé? Cám ơn chị Tam Tiểu Thư."


- Tam Tiểu Thư: Em xin kính chào cử tọa Hoang Vu, thật là hân hạnh lại được tái ngộ cùng quý cử tọa.

Bộ môn Thiền Định này, như
quý cử tọa đã biết, số lượng các trường phái không thể kể hết. Cũng phải nói thêm là thật giả lẫn lộn, hàng nhái nhiều vô số kể. Vị nào đó ở trường phái nào đó, đều sử dụng những từ ngữ, những danh xưng như là: Tối Thượng Thừa, Thượng Thừa, Vô Thượng Sư … Bộ môn này chẳng có một chuẩn mực nào cả, không có một cơ quan có thẩm quyền, xét duyệt … do đó ai cùng có thể nhận mình là "Thầy" … Hệ quả là những kết quả tích cực thì hiếm khi thấy, còn hệ quả tiêu cực thì từ đời này qua nhiều đời kia nhiều vô số kể, tốn thời gian, tốn tiền, tốn công sức … và thậm chí là gây sự xáo trộn trong gia đình. Việc này dường như trong các gia đình của xã hội Việt Nam, ai cũng có ít nhiều kinh nghiệm.

Ở đây CTR không có ý định
"phân biệt chủng tộc", cho là chỉ có trường phái Phật Giáo Nguyên Thủy là Chính Thống, coi thường những trường phái khác, coi thường những trường phái của Trung Quốc. Chúng ta là những người tiêu dùng, dù món hàng đó là món hàng tinh thần, thì thước đo chính là tính chất thực tiễn, là hiệu quả.

Theo quan điểm chủ quan của CTR:
"Mèo đen, Mèo trắng đều Ok cả, miễn là bắt được Chuột". Quan trọng là vấn đề chúng ta tự biết mình Chứng cái gì, chiều hướng tăng trưởng tích cực hay tiêu cực trong tiến trình tập luyện Thiền Định. Cái cuối cùng quan trọng nhất, nó sẽ đánh giá toàn bộ sức lực công lao tập luyện của mình là thời điểm bỏ xác (vì ai cũng phải chết). Chúng ta thực sự có đủ khả năng, Định Lực để tự Xuất cái Tôi ra đi, trước khi Thần Chết đến hay không. Ðây là thành quả thực tế nhất, cần thiết nhất, đền đáp công lao chúng ta đã tập luyện cả đời. Việc này hoàn toàn có thể thực hiện được trong những buổi công phu bình thường. Tưởng nên nhắc lại, cách đây 2500 năm ngài Sakya Muni có thể đã từng làm như thế.

Ở đây chúng tôi phải minh thị: Kỹ thuật bỏ xác thế gian không phảiGiải Thoát theo ý nghĩa hoặc theo tinh thần của trường phái Phật Giáo Nguyên Thủy. chỉ một kỹ thuật, là một biện pháp xử trí tình thế, tạm quá cảnh qua một cảnh giới nào đó.

Kỹ thuật Xuất cái Tôi ra khỏi thân xác vật lý là một yêu cầu cần thiết và hợp lý của những người tu Thiền Định, để tạm thời lánh mặt Thần Chết. Rất mong quý cử tọa không nghĩ là CTR lại chủ trương hay đề Xuất một trường phái tu Thiền Định để Xuất Hồn. Ở VN đã có dư những trường phái mang tên Xuất Hồn, nhưng người ta có Xuất Hồn được hay không thì thật sự không ai biết được.

Thật sự, CTR vẫn chưa triển khai một cách đúng nghĩa những bài viết về vấn đề tu Thiền Định. Những bài viết về Thiền Định đã đăng trên blog chỉ mang tính cách chung chung.

Thưa cử tọa Hoang Vu,

CTR xin mô tả một cách cụ thể về tư tưởng Chánh Định để quý cử tọa dễ hình dung.

Khi ngồi công phu, tất nhiên là hai mắt nhắm lại, chúng ta hãy hình dung, nhìn ra bằng tư tưởng, tưởng tượng thí dụ: Một bông sen, một bông hồng, một viên bi. Xin nhắc lại là chỉ có một vật mà thôi. Chúng ta tập trung, chú ý, mạnh mẽ, liên tục vào đối tượng mà chúng ta muốn nhìn thấy bằng tư tưởng. Ðối tượng này ở cách luân xa Ajina khoảng 20, 30 cm. Công việc này người ta gọi là: Tầm là đi tìm, Tứ là giữ gìn đối tượng đó đừng để cho mất … Nếu việc này chúng ta thực hiện được, thì sẽ xảy ra hiện tượng mà quý cử tọa gọi là hụt hẫng. Từ ngữ, hay đúng hơn là thuật ngữ của Thiền Định gọi đó là Nhất Tâm, có nghĩa là Tâm mình đứng im, trống rỗng. Ðể không mất trạng thái này, quý cử tọa lại tiếp tục, liên tục chú Tâm vào đối tượng thì trạng thái này sẽ kéo dài ra. 


Ít nhiều, quý cử tọa đã thưởng thức được mùi vị của Sơ Thiền Hữu Sắc. Tại sao gọi là Hữu Sắc hay Vô Sắc, chúng ta sẽ đề cập đến trong một giai đoạn khác qua tiến trình tu tập Thiền Định của chính quý cử tọa. 

Sơ Thiền Hữu Sắc có những đặc tính như sau. Người tu Thiền Định chú Tâm đi tìm đối tượng, gọi là "Tầm". Cố gắng chú Tâm liên tục, không để mất đối tượng quán tưởng, gọi là "Tứ", có nghĩa là giữ gìn trau chuốt. Nếu việc này thực hiện được trong một khoảng thời gian nào đó với "nỗ lực chú Tâm liên tục", thì bỗng dưng chúng ta rơi vào một tình trạng tâm lý trống rỗng, mà trong cuộc sống bình thường không bao giờ có được kinh nghiệm này. Đây là một kinh nghiệm làm chúng ta nhớ đời, phải bảo là "Có một không hai, có hai chết liền". Dù là một siêu tỉ phú, tầm cỡ như Bill Gate, một giáo hoàng vật lý lý thuyết đương đại Stephen Hawking … cũng không thể mua được trạng thái này. Chính vì tình trạng "có một không hai" nói trên làm cho người tu Thiền Định hết sức mừng rỡ, do đó gọi là "Hỷ". Trạng thái này, cường độ càng ngày càng tăng, không có từ ngữ nào có thể diễn đạt được. Người ta dùng từ ngữ "Lạc" để mô tả. Thế gian có những từ ngữ như là: Ecstatic, Orgarme … cũng không thể so sánh được. Hạnh phúc này lan tỏa cả tinh thần đến vật chất, nhưng không có phản tác dụng như hai từ ngữ nói trên.

Tóm lại, qua những gì quý cử tọa chia sẻ cùng Tam Tiểu Thư cho thấy quý cử tọa đã đạt được một số các tiêu chí của Sơ Thiền Hữu Sắc là:

"Tầm, Tứ, Nhất Tâm, Hỷ, Lạc"

Vấn đề thứ hai quý cử tọa quan tâm tới là vấn đề "Thấy, Biết".

Chỉ cần tập luyện Thiền Định một cách bình thường và có hiệu quả, thì chính quý cử tọa là chứng nhân, đã được chứng kiến hệ quả của việc tu Thiền Định. Tam Tiểu Thư xin góp ý kiến với công thức kinh điển sau đây:
"Giới, Ðịnh, Huệ"

Tạm thời rất mong quý cử tọa chấp nhận công thức này. Đây là một trong những công thức hàn lâm, kinh điển của trường phái Thiền Định Phật Giáo Nguyên Thủy. Nếu thực hiện một cách nghiêm chỉnh công thức nói trên, thì tương lai chào đón người tu ở phía đằng trước. Nếu ngược lại thì có thể đưa đến cái mà người thế gian gọi là "Tẩu Hỏa Nhập Ma". Có nghĩa là những cái gì không Chân Chánh, ở trong và ở ngoài (người ta quen gọi là Ngũ Ấm Ma) sẽ trỗi dậy, vì chính chúng ta không giữ Giới, không có kỹ luật bản thân, tự tạo ra mối Tương Ưng với những thành phần tiêu cực. Nó là hệ quả của Tâm móng cầu, của dục vọng, của Cống cao Ngã mạn … Nói một cách đơn giản là người Tu tự cho rằng việc tu Thiền Định là cái gì hơn người ghê gớm, là cao cả thiêng liêng.

Ðây là nền móng cho Huệ Âm xuất hiện. Họ thấy những cuốn video clips như
quý cử tọa có đề cập tới. Những video clips này hình ảnh càng ngày càng rõ ràng, tình tiết rất là logic, thậm chí còn kèm cả âm thanh, chi tiết rực rỡ làm cho mình hết sức là tin tưởng, tự cho mình đã mở được Thần Nhãn và sống với thế giới này Họ không thể ngờ được rằng, đây là hệ quả khốc hại, phản tác dụng, chiều hướng tiêu cực của việc tu Thiền Định.

Rất mong
quý cử tọa, quan tâm tới tiến hóa tâm linh của chính bản thân mình, cứ giữ Giới thì sẽ có Chánh Định, có Chánh Định thì có Đệ Tam Nhãn Chân Chánh.

Tất nhiên quá sớm để trình bày vấn đề này với
quý cử tọa. Nếu quý cử tọa mở được Đệ Tam Nhãn là con mắt của những Cảnh Giới cao hơn loài người, thì sẽ không bao giờ nhìn thấy những cuốn phim video clips. Chỉ mới là Nhãn ở những cảnh giới tầm cỡ Tứ Ðại Thiên Vương thôi, thì đã khác với cảnh giới thế gian rồi: Việc thấy biết ở cảnh giới Tứ Đại Thiên Vương không mang tính chất logic bình thường. Ngoại cảnh lúc mờ lúc tỏ, không liên tục chứ không phải dạng video clips.

Dù rất khiêm tốn Tam Tiểu Thư cũng phải nói rằng, đây là một điều mà chúng ta không thể tìm thấy trong những tài liệu nơi khác. Do không hiểu được điều này nên có những người nhìn thấy video clips, đã quá tin tưởng vào cái Thấy của mình. Họ đâu có ngờ rằng đã đi vào một con đường, đi vào một khúc quanh mang tính chất quyết định trong cuộc đời tu Thiền Định của mình.

Nếu
quý cử tọa có hứng thú về vấn đề này xin vui lòng xem một số bài viết sơ bộ về vấn đề "Đệ Tam Nhãn".

Còn tiếp …



11 comments:

Nuốt, nuốt ... tui nuốt trâu rầu Tam Tiểu Thư ưi! Cám ơn Tam Tiểu Thư đã có cảm tình dzới cái nick "Tư Thóc" này nghen, kà kà kà ... Tui cầm tinh con Gà, chiên môn lụm "Thóc", thấy "Thóc" như câu: "Có một không hai, có hai chết liền." là tui mổ liền hà. Nhưng đừng cho là tui phá nghen. Tui chỉ hỏi thiệt thôi à! Giờ thì nuốt trôi thêm câu "disclaimer" sau mí bài "Xuyên Vân Kiếm Pháp" của CTR luôn rầu ...

Dzị là: "Nhái là Thiệt, Thiệt lại là Nhái",
"Có là Không, Không lại là Có" khà khà khà ...
"Bình dân mờ hổng bần dinh, hổng bần dinh mờ lại bình dân" hen ...

í mà! Nuốt dzừa trâu thì nhìn lại cái hình CTR zừa post lên bài này thì nó lại muốn nghẹn nữa rầu Tam Tiểu Thư ưi! Nhìn hình Ông Kẹ há mồm thè lưỡi nhát dzị thì sao mà nuốt cho trôi nè Trừi?

Hay quá! Cô Tam Tiểu Thư trả lời hay quá! Cảm ơn Các Cô Chú đã đặt câu hỏi. Con và các bạn đang ngồi im lắng nghe đây.

Chúc các Cô Chú cuối tuần an lạc!

Tam Tiểu Thư hay quá, đã trả lời rành rẽ, tài hùng biện này đúng là không đơn giản ... khả năng có thể dùng những ví dụ qua kiến thức trên nhiều địa hạt khác nhau, từ đơn giản đến khó khăn để dẫn giải một vấn đề cực kỳ phức tạp và trừu tượng như "Vi Diệu Pháp" thì Thucvan mới gặp lần đầu. Điều này chứng tỏ Tam Tiểu Thư không chỉ am hiểu vấn đề một cách sâu sắc, mới có thể làm được vậy.

Thucvan không dám chỉ bảo ai đâu, đã "Thực Vấn" thì phải hỏi hầu thỏa mãn những thắc mắc của chính mình, lợi mình là điều tiên quyết còn nếu lợi người thì càng là một phần thưởng. Ước mong những câu hỏi của Thucvan vẫn được trả lời như vậy. Lại tiếp về Cõi Cực Lạc ...

Thucvan hiểu rằng các vị đây đang gióng lên tiếng Đại Hồng Chung Tỉnh Thức, mặc dù trong quá khứ đã từng có vài vị đề cập đến vấn đề này nhưng quả thật chưa ai đưa ra vấn đề một cách sâu sắc, thuyết phục và chi tiết như vậy, kể cả từ quan điểm của học giả đến hành giả và hơn vậy. Nguyện cho tiếng vang này sẽ cảnh tỉnh được nhiều Chúng Sinh và mãi vang xa!

Thưa Tam Tiểu Thư!
Sau cả thiên niên kỷ rưỡi vừa qua, từ ngày mà Cõi Cực Lạc được tuyên bố khánh thành bởi Ngài Tuệ Viễn, thì cho đến nay đã có cả tỉ con người, hàng tỉ tư tưởng đã nghĩ tới, tập trung về, nguyện về và ước về ... vậy thì với sức mạnh này phải chăng đã vô tình tạo nên một hình tư tưởng (Thought form)? Một hình tư tưởng của một Cõi Giới "Thực Ảo" (virtual reality realm). Việc này tạo nên bởi nguyên tắc mà tôi nghe rằng (chứ không phải kinh nghiệm) "Tư tưởng có một sức mạnh dời núi lấp sông".

Đã vậy: "Cây nghiêng hướng nào thì khi trốc gốc sẽ ngã về hướng đó" (không kể trường hợp ngoại lệ như Lốc Nghiệp ...). Những con người này ít nhiều họ đã có cùng một Nguyện Niệm, mong cầu, vậy cũng là một "Tương Ưng" cũng có nghĩa là sau khi tắt hơi thở cuối cùng, họ sẽ đến cùng một nơi mà họ cho rằng ở đó có vị Phật tên gọi, Adida và v.v... đến đón.
Thật khó mà tưởng được chuyện gì đã, đang và sẽ xảy ra cho hàng tỉ con người này trong đó cũng có rất nhiều người thân của Thucvan ...

Tín, Nguyện, Hạnh: 3 nền tảng của Pháp Tu Tịnh Độ,

Một số Tôn Giáo khác họ không chỉ bắt đầu bằng "Niềm Tin" (believe) mà còn nâng chữ này lên một bậc cao hơn nữa và gọi đó là "Đức Tin" (faith) v.v... và đương nhiên lại viện dẫn hoặc máng vào đó một câu của Giáo Chủ của họ, bảo rằng: "Phúc cho những ai không Thấy mà Tin" v.v... và thế là, để cho được Phước thì họ cứ thế mà Tin, họ tin vào những điều mà một người bàng quang không thể nào hiểu được. Đã vậy "Đức Tin" này lại còn được lập trình, trao lại cho những thế hệ kế tiếp bằng những nghi thức cài đặt vào ngay từ khi đứa bé lọt lòng mẹ và cứ thế tiếp diễn. Đến khi đứa bé trưởng thành và chỉ cần một thắc mắc, suy nghĩ dấy lên trong tâm thức về Tôn Giáo của em cũng đã đủ làm cho em cảm thấy "Tội lỗi, Phạm Thượng v.v...".

Thật mong được biết quan điểm của Tam Tiểu Thư.

@Thucvan:

Vấn đề bạn đưa ra hay lắm! Tôi cũng nghĩ hễ mà phải bắt đầu từ "niềm tin" (cõi của niềm tin) thì thường là có vấn đề rồi? Theo tôi thì, vì đã bắt đầu bằng "niềm tin" thì làm sao có chuyện sử dụng trí để suy xét thực hư, từ đây sẽ đưa đến hệ thống lý trí bị đóng lại dẫn đến hiện trạng "mê" (cho dù lúc này họ có cố gắng lý luận tìm hiểu gì đi nữa thì cũng chỉ để củng cố cho "niềm tin" đó mà thôi, đây là con đường một chiều, vì họ đã tự lập trình hóa chính mình bằng "niềm tin" ấy rồi?). Kết quả thì còn tùy thuộc vào mức độ cực đoan của cái gọi là "niềm tin" này? Nó có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực, khốc liệt mà con người đã kinh qua, hoặc chỉ là những lợi nhuận (danh, tài ...) của cá nhân hay tập thể nhỏ đã tạo ra "niềm tin" này v.v...

Điều này đã đi ngược lại với tinh thần Phật Giáo: "Theo Ta mà không hiểu Ta, tức là phỉ báng Ta"
hoặc: "Tự thắp đuốc mà đi", "Gươm trí tuệ đoạn đứt vô minh" v.v... cùng với Luật Nhân Quả làm nền tảng? Chúc Chủ Nhật an lành!

to đùng

Cảm ơn chị Tam Tiểu Thư đã trả lời thật chi tiết, hướng dẫn và bổ túc cho cách tu tập của em. Em vui lắm khi biết rằng mình đã nếm được mùi vị của "Sơ Thiền Hữu Sắc", ít nhất cũng không bõ công em đã theo đuổi môn này suốt hơn thập niên qua và biết rằng em đang đi đúng đường. Em sẽ cố gắng hơn nữa thực hành như chị đã chỉ dẫn cụ thể về tư tưởng Chánh Định, những đặc tính: "Tầm, Tứ, Nhất Tâm, Hỷ, Lạc" của Sơ Thiền Hữu Sắc và Giới, Định, Huệ v.v...

Em cũng đọc rất kỹ phần "Thấy, Biết" và qua câu: "Nếu quý cử tọa mở được Đệ Tam Nhãn là con mắt của những Cảnh Giới cao hơn loài người, thì sẽ không bao giờ nhìn thấy những cuốn phim video clips." em đã hiểu được phần nào lý do tại sao mà người ta lại thấy được những video clips. Thôi phần này để khi nào em tu tập tới thì sẽ hỏi tiếp mới thực tế hơn. Nhưng em cũng sẽ đọc lại những bài liên quan đến: "Đệ Tam Nhãn". Cảm ơn chị nhiều!

Một vấn đề nữa như chị đã nói: "CTR vẫn chưa triển khai một cách đúng nghĩa những bài viết về vấn đề tu Thiền Định. Những bài viết về Thiền Định đã đăng trên blog chỉ mang tính cách chung chung." Em mong rằng những bài viết về vấn đề "Tu Thiền Định" sẽ được khai triển một cách thật chi tiết và mục: "Thiền Định Du Ký" sẽ được viết tiếp ...

em

ph.hoangvu@yahoo.com

Bản thân tôi thì đến đâu củng nghe mấy cha nội Giáo chủ tự sướng với những câu như :"chỉ có pháp của tui là số 1 " ; " Độc nhất Nam thiện bộ châu " ; " Ông có phước báu lớn mới gặp được pháp này "(sic!).
Nghe riết nó củng wen đi trong cái chợ trời tâm linh này. Chỉ có điều xin góp ý cùng các bạn rằng,mình có ca cải lương thì câu đầu là quan trong nhất. Nên ca sao cho bà con còn hứng thú để nghe tiếp .

Xin chào tất cả mọi người!
Hôm nay đọc đến đây TN hơi bị lùnh bùnh rùi nè,bạn Hoangvu có ghi là chưa ăn chay,bài này, hôm nay cho là đạt được cảnh sơ thiền,mấy bài hôm trước có ghi:
CTR:"Nguồn gốc của Giới là gì? Chúng ta biết rằng các Cảnh Giới bất kỳ có những hành vi, ứng xử, phong tục, tập quán, lề lối sinh hoạt đặc trưng của Cảnh Giới đó. Lấy thí dụ cảnh Sơ Thiền Hữu Sắc. Ở cảnh giới này không có Bản Tánh Sắc (không có giới tính là Nam hay Nữ). Do đó, nếu người tu Thiền Định, có ý định tương ứng với cảnh giới Sơ Thiền Hữu Sắc, thì phải tập cách sinh hoạt của Cảnh Giới này, là không có Bản Tánh Sắc, quan hệ Nam Nữ phải chấm dứt.


Tại cảnh Sơ Thiền Hữu Sắc, các Thực Thể không phải ăn uống để sinh tồn. Khái niệm về "Đoàn Thực" không giống như cảnh Dục Giới chúng ta. Mạng Căn của Cảnh Giới này là cái vui chứ không phải là thực phẩm. Do đó ở cảnh giới này không có miệng và mũi để hấp thụ dưỡng chất, là đồ ăn và không khí. Muốn tương thích với cảnh giới này, thì phải bỏ việc ăn thịt, uống rượu. Việc ăn thịt, uống rượu là bình thường của cảnh thế gian Dục Giới, nhưng ngược lại với cách sinh hoạt ở cảnh Sơ Thiền Hữu Sắc.
Mặt khác, việc ăn uống rượu thịt không tương thích với cấu tạo Tâm của cảnh Sơ Thiền Hữu Sắc, chứ chưa nói tới những Cảnh Giới cao hơn nữa. Sát sanh là do Tâm Tham và Tâm Sân, có cơ sở là Tâm Si, câu hữu với tà kiến, là hiểu sự việc không đúng với sự thật. Những Tâm vừa kể trên, là những Bất Thiện Tâm hoàn toàn không tương thích không phù hợp với cảnh Sơ Thiền Hữu Sắc. Sơ Thiền Hữu Sắc được cấu tạo bởi những Tâm Thiền Thiện Tâm. Do đó, nếu cho rằng uống rượu, ăn thịt và sát sanh … mà đắc được Sơ Thiền Hữu Sắc, là hoàn toàn phi lý với quan điểm của Phật Giáo.


Giới là quyền lợi tối thượng của người tu Thiền Định"


(http://vidieuphapctr.blogspot.tw/2013/01/con-mat-thu-ba-xuyen-van-kiem-phap-26.html)

Vậy TN phải hiểu như thế nào?
Xin Tam Tiểu Thư hỏi giúp cho ,cám ơn!

Nhân tiện có chị Tam Nhu nêu ra thắc mắc em cũng xin trình bày lại xem sự hiểu của em có chính xác không qua bài trả lời của chị Tam Tiểu Thư?

" Ít nhiều, quý cử tọa đã thưởng thức được mùi vị của Sơ Thiền Hữu Sắc."
Với em câu này có ý nói em đã "nếm" được mùi vị này mà thôi, còn muốn trụ ở Cảnh Giới này thì phải còn nỗ lực nhiều nhiều ghê lắm nữa chị ạ. Phải gìn giữ Thân Tâm hơn tròng mắt mình vậy. Cũng giống như khi học xong Tiểu Học, muốn thi đậu vào Trung Học ta phải có đủ trình độ kiến thức thì mới đậu được và dù có thi đậu chăng nữa nhưng nếu không nỗ lực học hành đều đặn để duy trì và theo kịp với trình độ này thì cũng sẽ bị ở lại lớp là chuyện thường?

Ai đã từng Thiền thì chẳng lạ gì điều này? Chỉ để có được một thời Thiền cho an lạc thôi cũng cần một sự chuẩn bị Thân Tâm liên tục lâu dài huống chi thực sự đạt được và trụ ở một cảnh giới?

Nên em mới viết: "Em vui lắm khi biết rằng mình đã NẾM được mùi vị của "Sơ Thiền Hữu Sắc", ít nhất cũng không bõ công em đã theo đuổi môn này suốt hơn thập niên qua và biết rằng em đang đi đúng đường ..."

Đương nhiên em sẽ không nói là: "Suốt cuộc đời còn lại, không biết mình có làm được phần còn lại (tức trụ vào Cảnh Giới) này không?", vì nói thế thành ra quá tiêu cực? Nhưng em vẫn nghĩ là những thành tựu này đòi hỏi công phu tu tập cả đời chị ạ.

Cám ơn chị Tam Nhu đã nêu câu hỏi. Nếu em hiểu không đúng hoặc sai, xin chị Tam Tiểu Thư và mọi người nhắc nhở nhé!

em

Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

Xin chào cả nhà!
Nếu có ai tu đến sơ thiền hay cao hơn mà lại đúng đường thì mình càng chúc mừng cho bạn đó Hoangvu ah!
Chỉ vì TN hiểu rất mơ hồ nên muốn hỏi cho kĩ, để TN cũng như các bạn khác dể phân biệt và cũng có ý nhấn mạnh vấn đề này mong mọi người lưu ý để tiến tu lên cảnh giới cao hơn,chứ không có ý gì khác.
Khi viết đến đây TN liền nghĩ đến Thầy mình,Thầy tu rất giỏi và tinh tấn(nghe Thầy kể lại),và được Ông Tổng Quản khuyên nên ăn chay(chuyện này cũng nghe bạn tu kể)nhưng vì không ăn chay nên thành quả là "không chân chánh" vì "định không chân chánh"(Suy luận từ các bài của CTR), như Tam Tiểu Thư bảo ở trên:"Giới, Ðịnh, Huệ"

Tạm thời rất mong quý cử tọa chấp nhận công thức này. Đây là một trong những công thức hàn lâm, kinh điển của trường phái Thiền Định Phật Giáo Nguyên Thủy. Nếu thực hiện một cách nghiêm chỉnh công thức nói trên, thì tương lai chào đón người tu ở phía đằng trước. Nếu ngược lại thì có thể đưa đến cái mà người thế gian gọi là "Tẩu Hỏa Nhập Ma". Có nghĩa là những cái gì không Chân Chánh, ở trong và ở ngoài (người ta quen gọi là Ngũ Ấm Ma) sẽ trỗi dậy, vì chính chúng ta không giữ Giới, không có kỹ luật bản thân, tự tạo ra mối Tương Ưng với những thành phần tiêu cực. Nó là hệ quả của Tâm móng cầu, của dục vọng, của Cống cao Ngã mạn … Nói một cách đơn giản là người Tu tự cho rằng việc tu Thiền Định là cái gì hơn người ghê gớm, là cao cả thiêng liêng.

Ðây là nền móng cho Huệ Âm xuất hiện".Như vậy không phải đáng tiếc lắm sao???

Và vì vậy mình rất rất hy vọng bạn ăn chay và giữ giới(CTR:Giới là quyền lợi tối thượng của người tu Thiền Định")để tiến tu.Không biết TN viết vậy có gì sai không nhỉ hihihi có gì Tam Tiểu Thư và mọi người chỉ dạy thêm! TN cũng đang cố gắng xây dựng lại nền móng của việc ăn chay và giữ giới!
Riếng vấn đề "nếm Sơ Thiền hữu sắc và Sơ Thiền Hữu Sắc" thì không biết nên hiểu như thế nào?có phải hiểu như bạn Hoangvu không ah?
Và bạn Hoangvu không ăn chay mà đạt được đến đây quả là một công trình không phải dể! cố lên nhé bạn Hoangvu!
Thân Mến!

Cảm ơn chị Tam Nhu đã nhắc nhở. Em sẽ cố gắng Trường chay thật sớm và gìn giữ Giới nghiêm túc hơn nữa.

em
ph.hoangvu@yahoo.com

Đăng nhận xét