Pages

Cuộc họp báo (1): Tiêu Cục Xuyên Vân Kiếm Pháp



Kính thưa quý độc giả của CTR blog

Ngày nay chuyện họp báo đã quá quen thuộc với tất cả mọi người. Chúng ta thường xuyên nghe đề cập đến từ ngữ này khi đọc báo, xem TV, nghe radio, truy cập web. Đây là một hoạt động khá phổ biến của giới doanh nghiệp và những người nổi tiếng, đạo diễn, ca sĩ, diễn viên, người mẫu, cầu thủ bóng đá … 

Có một chi tiết mà CTR không ngờ là từ hồi xửa hồi xưa (600 năm trước công nguyên) đã có một vụ họp báo khá qui mô của Tiêu Cục Xuyên Vân Kiếm Pháp được ghi lại trong Cuốn Tạp Thư. Điều đáng chú ý nhất là họ tổ chức họp báo rất thường xuyên để làm quen, mở rộng quan hệ, chia sẻ những gì liên quan đến Thiền Định và Tâm Linh con người. 

Sau đây CTR xin kính mời quý độc giả theo dõi chi tiết buổi họp báo này. Những quí vị nào muốn tham gia họp báo online xin viết thư cho chúng tôi theo địa chỉ: vidieuphapctr@gmail.com hoặc quý vị có thể post comment trực tiếp trên blog.
Xin cảm ơn và kính chúc quý vị sức khỏe và tinh tấn trong tu tập.

CTR

 .·:*´¨¨`*:·..·:*´¨¨`*:·.

Cuộc HỌP BÁO
(1): Tiêu Cục Xuyên Vân Kiếm Pháp 


- Ðịa điểm: Ðộng Ðình Hồ, một thắng cảnh nổi tiếng của Trung Quốc. Diện tích lệ thuộc vào từng mùa, bình thường có diện tích khoảng gần 3.000 cây số vuông, nhưng đến mùa mưa lũ tăng lên 20.000 cây số vuông. Ðây cũng là hồ điều hòa của sông Dương tử hay còn gọi là Trường Giang. Ðộng Ðình Hồ là một trong 4 hồ nước ngọt lớn nhất của Trung Quốc. Vẻ đẹp của địa danh này thường được nhắc đến trong văn thơ đời nhà Tống. Ở Giữa hồ có một hòn đảo với 72 ngọn núi. Có lẽ vì cảnh trí hoang sơ, cô tịch của nơi này nên ngày xưa thường được các đạo sĩ chọn làm nơi ẩn tu.

Có người cho là dân tộc Việt có nguồn gốc từ hồ Ðộng Ðình này. Tiêu cục Xuyên Vân Kiếm Pháp chọn địa điểm này để họp báo … để đề phòng khủng bố!




- Thời điểm: Bối cảnh cuộc họp báo xảy ra khoảng 600 trăm năm sau Công Nguyên, sau khi Ðạo Xướt và Thiện Ðạo (có lẽ là truyền nhân kế thừa chính thống) của Tuệ Viễn (hay Huệ Viễn) đã truyền bá Tịnh Độ vào VN. Chúng ta còn phải kể thêm một tông phái nữa của Trung Quốc là Thiền Tông. Khi nói tới tông phái này, thì phải nói ngay tới đại biểu là Huệ Năng, tác giả và kiến trúc sư của Thiền Đốn Ngộ. Cụ thể là "Tự Tâm thị Phật". Chẳng bao lâu tông phái này đã chia ra 3 hệ phái khác nhau, sau đó lại chia nhỏ ra nữa: Cơ Phong, Bổng Hát, Ngữ Lục, Khán Thoại Đầu … Thiền Trung Quốc khi du nhập vào Nhật lại chia ra ít nhất 24 trường phái: Trà Thiền, Trà Đạo v.v... Khi du nhập vào Việt Nam cũng sanh ra vô số trường phái không kể hết: Trúc Lâm, Lâm Tế … tất cả cũng là Trường phái Thiền Tông thuần túy của Trung Quốc; không liên quan gì đến Phật Giáo Ấn Độ.

Theo tác giả Nguyễn Tuệ Chân, Phật Giáo Trung Quốc về mặt hình thái, phương pháp và hệ thống lý luận đều khác với Phật Giáo Ấn Độ. Vẫn theo tác giả này, lý do tạo ra khác biệt là vì ý thức tâm lý dân tộc, phương thức tư tưởng và tập quán của người TQ. Hiện còn rất nhiều trường phái của TQ đã phát triển ở VN.

- Mục đích: Là nơi làm quen, tạo mối quan hệ, trao đổi, đàm luận.

- Thành phần tham dự: Xin được trân trọng giới thiệu các thành phần tham dự là đại diện của:
 
     * Giới "Giang Hồ Thiền Định" đầy hiểm ác.
     * Tuần báo: "Thời Trang 2013" của cảnh Hữu Sắc.
     * Nhật báo: "Tiếng Nói Vô Thinh" của cảnh Vô Sắc.
     * Trường phái "Quỳ Hoa Bảo Điển" với lối tu tập nổi tiếng "Vung tay tự thiến xưng hùng thiên hạ”.
      * Trường phái "Vô Chiêu" là đại diện đất nước Tịnh Thổ của Huệ Viễn, (sử dụng hộ chiếu của nước thứ hai). Và còn rất nhiều khách quí khác.

- Nội qui: Quý vị đang là người tu tập, trước khi chứng Phật, Tiên Thánh thì hãy là công dân tốt. Chúng tôi yêu cầu tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp của VN và luật pháp quốc tế. Vì phép lịch sự xin quí vị điều chỉnh cell phone ở chế độ rung.

CUỘC HỌP BÁO BẮT ÐẦU




Trong trang phục vét đen, sơ mi đỏ của nhà thiết kế Pháp siêu nổi tiếng Yves Saint Laurent, mái tóc đen bóng bới cao gọn gàng trên đỉnh đầu rất thời trang. Tam Tiều Thư với vóc dáng nhanh nhẹn và khỏe mạnh, thái độ nghiêm trang nhưng cực kỳ vui vẻ, là phát ngôn viên chính thức của tiêu cục XVKP. Khi cô xuất hiện trước mặt cử toạ, tiếng vỗ tay vang rần.


- Tam Tiểu Thư (tươi cười): Gút mo ning ê vê ri bo đi, bông rua, gút tần tác … đăng cờ xe, xin chào tất cả quý vị, xin cám ơn quý vị!

Tu đai, ai út lai tu in tru du sơ … permettez-moi …, xin phép quí vị, em xin tự giới thiệu, em là Tam Tiểu Thư, người phát ngôn chính thức của tiêu cục XVKP (tiếng vỗ tay một lần nữa lại vang lên).

- Tâm Như: Tam Tiểu Thư, chị là Tâm Như đây! Em nhớ ra chị chưa?

- Tam Tiểu Thư: Hai! Chị Tâm Như, I'm very glad to see you. Sorry, I can't speak Chinese.

- Một cử tọa đứng lên: Thưa Tam Tiểu Thư, xin cho tôi bắt đầu. Tôi có một câu hỏi mà có lẽ nhiều người cũng thắc mắc như tôi: 


     * CTR là ai? 
     * Ông Tổng Quản là ai? 
     * Cuốn Tạp Thư là của tác giả nào?

- Tam Tiểu Thư: Em xin thưa cùng quí vị! Tất cả những nhân vật nói trên đều là sản phẩm tưởng tượng, hư cấu. Giấc mơ muôn đời của người thực hành Thiền Định là mong mỏi có ấn chứng, có thành quả thực tế. Trong khi chờ đợi ấn chứng thì giấc mơ chỉ là giấc mơ thôi. Chúng ta hãy xem những bài viết này thay thế cho lòng mong muốn giấc mơ trở thành sự thật.

Còn về "Cuốn Tạp Thư" là như thế này: Có lần CTR đi chợ trời "Second hand market"
tình cờ thấy một cuốn sách cũ kỹ bán giảm giá "on sale" 80% off (đã chợ cũ rồi mà còn bán giảm giá nữa ...), bìa rách te tua, bên trong thì trang còn trang mất. Tò mò đọc vài trang thấy có vẻ hay hay nên mua về đọc để giải sầu. Tiếc là cái trang mà để tên tác giả thì lại không còn nữa (chắc bị xé đem gói xôi!).

- Hoang Vu: Gần đây tôi tập Thiền theo phương pháp của CTR, tôi đã bắt đầu biết những trạng thái hụt hẫng như khi đi máy bay, bay vào khoảng không khí loãng (vùng có áp xuất khí quyển thấp) là thế nào?

- Nặc danh: Mình cũng là một độc giả theo dõi những bài viết của CTR … Cám ơn chân thành đến Ông Tổng Quản đã dầy công nghiên cứu.


- Tam Tiểu Thư: (Ánh mắt long lanh, nụ cười nhẹ nhàng, dịu dàng nói): Em xin cám ơn quý vị đã động viên blog CTR. Những lời lẽ khiêm tốn, tình cảm chân thành làm cho em rất xúc động!

Trước nhất em xin đính chính, hiệu chỉnh lại cho đúng với sự thật. Quí vị hãy tin đây là lời nói chân thành từ trái tim, không phải sáo ngữ, khiêm tốn giả tạo. CTR không hề có một phương pháp tu Thiền Định nào của riêng mình cả. Thật sự CTR chỉ làm công việc như một chiếc cầu nối, là dùng văn chương chữ nghĩa để minh họa phương pháp tu Thiền Định của Phật Giáo Nguyên Thủy và phối hợp ít nhiều với những lý thuyết của những bộ Luận thuộc trường phái Nguyên Thủy.

Thật ra Thiền Tông thực sự là của Trung quốc, tác giả là ngài Huệ Năng với pháp môn Đốn Ngộ và tài liệu là "Đàn Kinh". Với tư tưởng chủ yếu là "Tự Tâm là Phật" đã làm lu mờ cách tu tập Thiền Định của Phật Giáo Nguyên Thủy.

Thiền Định của Phật Giáo Nguyên Thủy là một lối tu đòi hỏi rất nhiều yếu tố đối với người tu Thiền Định. Nó xuất phát từ thực tiễn, và được phát biểu thành công thức bất tử là: "Giới, Ðịnh, Huệ". Công thức này như trên đã nói không phải xuất phát từ đàm luận mà từ kinh nghiệm Thiền Định. Theo quan điểm của trường phái này, căn cứ trên thực tế thì: 


"Chánh Định không thể thành tựu nếu còn duy trì một cuộc sống: 
Giết chóc, Trộm cắp, Dâm đãng, Nói dối … "

Người ta không thể tin là người vẫn còn giữ những thói quen nói trên, có thể đắc Thiền Định ở cấp độ thấp nhất là Sơ Thiền Hữu Sắc. Ai cũng biết ở cảnh giới này, không hấp thụ dưỡng chất, không có nam nữ để quan hệ … cho nên các bộ phận để làm công việc này theo thuyết tiến hóa đã tự đào thải. Vì thế, tự cho là mình mở được "Con Mắt Thứ Ba" dù chỉ ở cấp độ Thiền thấp nhất … là nằm mơ giữa ban ngày. "Con Mắt Thứ Ba" dạng này, thậm chí xuất hiện thấp hơn cả Cảnh Giới Con Người.

- Kính thưa Hoang Vu, Nặc Danh, trạng thái hụt hẫng và còn nhiều trạng thái khác, đó là cảm giác đầu tiên khi hành Thiền. Con Mắt Thứ Ba, kỹ thuật Xuất Hồn, kỹ thuật Thiền Định hy vọng có dịp trình bày cùng quý độc giả.

Một lần nữa mong
quý độc giả biết cho các nhân vật trong blog CTR chỉ là sản phẩm của tưởng tượng không có thật. Tam Tiểu Thư xin cám ơn chị Tâm Như, Hoang Vu, Nặc Danh đã đặt câu hỏi.

- Tâm Như: Ủa! Sao mình không thấy đại diện cho trường phái của ngài Huệ Viễn thuộc nước Tịnh Thổ nhỉ?
- Tam Tiểu Thư: Em xin lỗi trước khi đưa ra ý kiến này, nếu có gì sai, mong chị Tâm Như và quí vị chỉ giáo. Theo em biết, quí vị muốn lên nước Tịnh Thổ thì cách tu chủ yếu dùng Niệm tên Phật làm động lực bên trong, dùng nguyện lực Adida Phật làm động lực trợ duyên bên ngoài. Trong ngoài tương ứng, nhân duyên hòa hợp, Vãng Sanh vào thế giới Cực Lạc. Cũng cần nhắc lại, lúc đầu Tuệ Viễn chủ trương Thiền Tịnh song tu, nhưng cuối cùng Thiền Định đã bị rơi vào quên lãng.

Theo thiển ý của em, cư dân Vãng Sanh về Tịnh Thổ không phải sử dụng thực lực tu hành để có được tấm hộ chiếu hợp pháp nhập cảnh vào nước Tịnh Thổ. Với cách tu vừa trình bày ở trên, thì dường như người ta đã sử dụng hộ chiếu của một nước thứ hai, thứ ba là niệm Phật và chép kinh.

Ðây chỉ là quan điểm riêng của em chắc chắn rất nhiều thiếu sót, mong quí vị hào phóng rộng lượng chỉ bảo, em rất biết ơn! Thank you! Danke sehr!

- Nặc Danh: Hình mới (của blog) đẹp lắm, nhưng nhìn giống như bảng quảng cáo Milo quá, không có mùi Thiền vị chút nào!

- Tam tiểu Thư: Xin chân thành cám ơn quí Nặc Danh đã bỏ thời gian ghé qua trang blog, còn chân tình đóng góp ý kiến xây dựng. Những tấm hình được post lên trang blog, CTR cân nhắc rất kỹ chứ không phải là tình cờ. Tấm hình người phụ nữ khỏa thân thật sự là biểu tượng của DAKINI hay YIDAM. Nó là một nhân vật có lẽ có thật của những người thực chứng Thiền Định sẽ gặp gỡ trên bước đường thiên lý của trường phái Thiền Định. Người tu Thiền Định, thực sự Chứng Định, theo như ngôn từ của Nặc Danh, mà chưa biết mùi vị của Dakini, thì phải tự hỏi lòng mình, thực sự đã đi được quãng đường bao xa trên con đường thiên lý của pháp môn Thiền Định. 


Nhiều trường phái Thiền Định có đề cập tới nhân vật này với những tên khác nhau. Ở đây em xin phép trình bày cách mô tả nhân vật nói trên của người Tây Tạng.  

Dakini là: "Thiên nữ, Nổi giận, Vũ công, Lõa thể". 

Mô tả này là ngớ ngẩn và vô nghĩa với người ở ngoài cảnh giới Thiền Định, nhưng với người tu Thiền Định thì Dakini là nguồn cảm hứng, người bảo vệ Chánh Pháp, người che chở và còn hơn thế nữa. Em chỉ còn biết mô tả bằng câu thơ sau đây:  

"Ðoạn trường ai có qua cầu mới hay"

Chẳng phải ở Tây Tạng, mà bất cứ ở đâu trên thế giới, cũng có người bằng lòng ở lại với Dakini để hưởng thành quả của Thiền Định. Chắc quí Nặc Danh cũng biết, ở cảnh thế gian con người cũng có những bậc quân vương từ bỏ ngai vàng đi theo lối nghĩ của trái tim.

- Rất mong được quí Nặc Danh chỉ bảo thêm, em vô cùng biết ơn!

(Còn tiếp ...)


4 comments:

"Chánh Định không thể thành tựu nếu còn duy trì một cuộc sống: Giết chóc, Trộm cắp, Dâm đãng, Nói dối …" .Vậy là sống với bát chánh đạo thì con đường đi mới dể dàng?
Đang cố gắng hihihi
"tự cho là mình mở được "Con Mắt Thứ Ba" chỉ ở cấp độ Thiền thấp nhất … là nằm mơ giữa ban ngày. "Con Mắt Thứ Ba" dạng này, thậm chí xuất hiện thấp hơn cả cảnh giới con người."
Xin hỏi tình thế này có phải bị "ma cảnh" không ah?
Lỡ bị ,vậy làm sao thoát khỏi cảnh này(ma cảnh)?
Làm sao tránh "ma cảnh" khi thiền định?

Nguyên nhân gì sa vào "ma cảnh"?

"Ma cảnh" cụ thể cảnh như thế nào?vì bài nói: "Con Mắt Thứ Ba" dạng này, thậm chí xuất hiện thấp hơn cả cảnh giới con người. " Vậy thấp hơn thì chính xác là cảnh giới nào trong các cảnh thấp hơn như: Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sinh, Atula v.v... ?

Ngọ hôm nay hỏi búa xua nhưng mong trúng tùm lum tà la hehhehe
Ngọ tu như con vẹt nhưng ngọ khoái hỏi mong thung củm ,ah không thông cảm hihihihi
Ngọ ái nị tó tó

Tam Tiểu Thư ơi, con là oshin của cô đây. Nghe cô họp báo nói Tịnh Độ và Thiền Tông Lâm Tế toàn là của Trung Quốc, con buồn lắm cô ơi. Cả hai phái tu này con đều có theo trong thời gian lâu lắm rồi mà cứ tưởng đó là tu theo Đức Phật Thích Ca Mâu Ni của nước Ấn Độ.Ban đầu thì tu Tịnh Độ sau đó chuyển sang thiền tông. Bây giờ con chẳng biết tính sao nữa. Con có hy vọng cuối cùng mong manh mong cô Tam Tiểu Thư giúp con với. Cô làm ơn hỏi ông Tổng Quản xem có ai tu theo trường phái Trung Quốc mà chứng đắc được không cô? có ai về nước Tịnh Thổ xong rồi gởi email báo cho cô biết là họ đã đến không cô?
Cám ơn cô nhiều

Good morning Chị Tam Tiểu Thư!

May i have a cup of "Nescafé" with one sugar please! Doesn't matter it 's white or black. Thanks chị Tam Tiểu Thư, hihihi... Thấy chị "offer a cup to" huynh HHĐL làm em thèm. Chị Tam Tiểu Thư dễ thương, vui tánh quá lại nói được nhiều thứ tiếng nữa nên em cũng mạnh dạn góp phần.

Cám ơn chị đã cho em tham gia buổi họp báo (mắc cở wá)... Xin phép cho em làm rõ và hỏi thêm một số vấn đề! Để khi nào có dịp tiện trả lời cho em nha?

Em cũng tập Thiền hơn thập niên rồi, giờ em mới nhận ra những phương pháp em đã tu tập đều là của người Trung Hoa, thú thật là trong suốt thời gian này thì em cũng có sự an lạc và cũng rất nhiều lần trải nghiệm những trạng thái hụt hẫng nhưng khoảng cách từ lần này đến lần kế tiếp rất xa nhau lắm khi vài tháng, và cứ sau mỗi lần trải nghiệm này vì sự an lạc lạ kỳ của nó nên em lại có khuynh hướng đi tìm. Tiếc là hễ cứ càng tìm thì càng mất, rồi đến khi không tìm nữa thì nó lại lọt vào và cứ thế, em không biết hỏi ai, có hỏi thì cũng được trả lời ù ù cạc cạc rồi được lái sang chuyện khác để tránh câu hỏi v.v...

Cho đến khi em search được trang CTR blog này thì em say mê, đọc như ngấu nghiến, thấy lý thuyết nền tảng vững vàng, khoa học hiện đại với những ý niệm mà thú thật em chưa từng đọc được ở bất cứ sách vở nào. Và tất cả những điều này đã thuyết phục em, khuyến khích em dùng phương pháp mà CTR đề ra để thực tập ... Đề mục em đã tự chọn cho mình (chưa thấy ở đây, hôm nào em nhờ chị vẽ lại nhé hihihi ...)

Sau hơn nửa năm tập đều đặn thì em nhận thấy những kết quả như sau:

1. Đề mục của em xuất hiện ngày càng dễ, càng rõ (em cố nhớ lại từng chi tiết nhỏ của đề mục, màu sắc và vẽ ra trong trí tưởng tượng cùng âm thanh v.v... thường chỉ sau vài phút là em quên hết và khi đủ thư giãn thì đề mục xuất hiện).

2. Nếu hôm nào mọi việc trong cuộc sống xuôi thuận (sự trợ duyên), sức khỏe tốt (em tập thể dục đều đặn) thì y như rằng hôm đó lại càng dễ xuất hiện và điều thú vị là trạng thái hụt hẫng này không chỉ xảy ra một lần mà có thể cả 5 lần trong một thời Thiền (từ 45' - 60'). Hễ cứ mỗi lần rơi vào một trạng thái hụt hẫng như vậy thì em lại nhận thấy an lạc hơn, nhẹ nhàng hơn v.v...

Và trong những hôm được những trạng thái an lạc này thì em lại có nhiều lần nhìn thấy một số hình ảnh, nhưng chỉ là những hình ảnh rời rạc giống y như xem những "slide shows" vậy. Mặc dù Tâm em không mong cầu gì cả, cũng chẳng hiểu và chẳng biết phải làm sao chị ạ.

Câu hỏi của em:

1. Em phải và nên làm gì khi rơi vào những trạng thái kể trên? Và vì dùng phương pháp này nên có thể nói là em đạt được những trạng thái này dễ hơn và liên tục hơn xưa, chỉ cần chuẩn bị cho Tâm, tinh thần, sức khỏe, và sự thư giãn cần thiết v.v... Vậy có thể nói là em đã bắt đầu "Nhập Định" được không? (em vẫn chưa ăn chay trường) nhưng vẫn cố gắng để thực hiện việc này.

2. Em có nghe nhiều người kể sau một thời gian tu hành họ nhìn thấy tiền kiếp hoặc cả vị lai nữa, và điều làm em ngưỡng mộ nhất là họ thấy như xem một cuốn phim vậy. Lại cũng nghe có người kể là họ còn tắt mở "Thần Nhãn" này như ý và có khả năng xem những chương trình TV như CNN hoặc những giải bóng đá thế giới như ý chị ạ. Em biết mình tu "cà rịch cà tàng" nên cũng chẳng mong cầu gì.

Chỉ có điều em không hiểu là phải tu bao lâu và tu ra sao để có được những khả năng như vậy?

Em tự nghĩ trên thực tế thì khi con người phát minh ra máy chụp ảnh (tĩnh) cho đến khi sáng chế ra máy quay phim (động) phải mất tới mấy trăm năm lận. Điều này cũng có nghĩa là một máy quay phim phải mạnh gấp nhiều lần máy chụp ảnh, phải không chị? Khi nào tiện chị giải thích và chỉ cho em cách tu tập chị nhé? Cám ơn chị Tam Tiểu Thư.

em

Email: ph.hoangvu@yahoo.com

Hi Tam Tiểu Thư!
Tư Thóc tui thấy khẩu hiệu: " CTR ... Sự thật không che đậy! " làm thấy cũng muốn tỏ lộ vài thắc mắc. Bài viết của CTR thực sự hay mặc dù có một số bài cũng khó nhai, nhưng dầu sao thì nhai đi nhai lại cũng nuốt được. Chỉ riêng có một cái mà Tư Thóc tui nhai cả năm nay vẫn không nuốt nổi là cái khẩu hiệu:

"Có một không hai, có hai chết liền!"

Tam Tiểu Thư xem có cách nào chỉ Tư Thóc tui nuốt cho đừng nghẹn được không? Được vậy thì cảm tạ lắm lắm!

Bảo trọng nghen

Đăng nhận xét